Latest Products
Chàng sinh viên kiếm tiền tỷ từ “thần dược” Đông trùng hạ thảo

Chàng sinh viên kiếm tiền tỷ từ “thần dược” Đông trùng hạ thảo

Cận cảnh "thần dược" đông trùng hạ thảo đang trong giai đoạn phát triển

Ít ai có thể ngờ được, một chàng sinh viên “chân ướt chân ráo” lên thành phố lại nắm trong tay công trình nghiên cứu về “thần dược” Đông trùng hạ thảo trị giá hàng tỷ đồng...

1 tỷ đồng 1 ký “thần dược”

Đó là Ngô Kim Lai, chàng sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Lai sinh năm 1991, trong một gia đình rất nghèo ở Phú Yên. Lai kể ngắn gọn về gia đình mình, bởi tuổi thơ Lai là những ngày phải nhìn thấy cha say rượu tối ngày, mẹ khóc hết nước mắt vì đòn roi của chồng, vì xấu hổ với bà con lối xóm.

Lai lớn lên một chút, đã phải một buổi học, một buổi bán vé số kiếm thêm tiền về phụ mẹ. Lai tốt nghiệp cấp 3, cũng là lúc mẹ Lai quyết định dắt con cái vào Sài Gòn lập nghiệp, thoát ly khỏi người chồng nghiện rượu.
Năm 2009 Lai thi đậu ngành công nghiệp thực phẩm ở một trường đại học. Nhưng cậu bỏ học và tiếp tục thi vào ngành Công nghệ sinh học và môi trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Ngô Kim Lai cho biết, trong quá trình học tập, Lai tình cờ biết đến Đông trùng hạ thảo.

Lai nói: “Loại nấm ký sinh này rất thú vị, cái tên của nó cũng là quá trình sinh trưởng, mùa đông là côn trùng, đến mùa hạ thì thành cây cỏ”.


Chàng sinh viên Ngô Kim Lai với nghiên cứu trị giá hàng tỷ đồng

Theo các tài liệu khoa học, thì Đông trùng hạ thảo hình thành từ một loài nấm thuộc chi Cordyceps. Mùa đông, các bào tử nấm này lây nhiễm và sống ký sinh trên côn trùng. Nó hút chất dinh dưỡng trên vật chủ, khiến vật chủ suy yếu và chết đi. Cho đến mùa hạ, loài nấm này hình thành thể quả trên xác vật chủ. Vì thế nên có tên là Đông trùng hạ thảo.

Đây là loài dược liệu quý giá hỗ trợ điều trị các loại bệnh như thận hư, liệt dương, yếu sinh lý, vô sinh, trẻ còi xương, chậm lớn, .v.v.

Đông trùng hạ thảo nguyên chất có giá lên đến 1 tỷ đồng/1 ký. Hiện, trên thị trường Việt Nam, Đông trùng hạ thảo đã qua bào chế cũng có mặt tại các hiệu thuốc với giá mềm hơn từ 10 – 20 triệu đồng 1 ký.

Khổ tận cam lai

Ngô Kim Lai kể: “Vì đây là đề tài tốn kém tiền bạc, thời gian mà tỉ lệ thành công lại rất thấp, nên hồi bắt đầu nghiên cứu Đông trùng hạ thảo, em không dám nói ai, cũng không dám hỏi thầy cô luôn. Em bắt tay vào việc từ cuối năm nhất, là năm 2011”.

Từ đó, căn phòng trọ nhỏ trở thành phòng thí nghiệm của Kim Lai. Một buổi đi học, một buổi đi dạy thêm, tối về Lai lao vào nghiên cứu.

Lai tâm sự: “Mệt quá thì em ra hành lang ngả lưng ngủ tạm một chút, chứ phòng toàn đồ thí nghiệm, em sợ ngủ say hất đổ hết là đi tong tất cả”. Bởi vậy nên Lai gầy nhom, mắt thâm quầng do thiếu ngủ, nhưng “gieo nhân lành, thu quả ngọt”, sau 3 năm miệt mài nghiên cứu, Lai đã thành công.

Ban đầu, Lai mua con giống từ Nhật Bản với giá 245 đô Mỹ 1 ống nghiệm. Đây là số tiền không nhỏ đối với một cậu sinh viên phải đi làm thêm để trang trải tiền học phí như Ngô Kim Lai. Tin vào bản thân, có khi thiếu tiền, Lai đã phải vay nặng lãi để mua con giống rồi sau đó lại “cày” để trả nợ.

Những ngày đầu khi nấm bắt đầu hình thành thể quả, có giai đoạn Lai thức trắng gần 20 đêm để chăm nấm. “Em thức rồi sáng ngủ bù một chút. Em cấy nấm vào con sâu và phải thức canh để điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm, .v.v. để nấm mọc. Mọc xong rồi còn phải xem nấm ốm hay mập, chất lượng ra sao, nói chung chăm từng chút từng chút một, cực lắm, nhưng mà vui”.

Ngay sau đó, cậu đưa sản phẩm đến Viện Thực phẩm chức năng tại Hà Nội để kiểm nghiệm. Tại đây, Đông trùng hạ thảo do Ngô Kim Lai “trồng” được xác nhận là đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới. Lai tiếp tục tiến hành đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền.


Giấy chứng nhận công trình nghiên cứu của Ngô Kim Lai

Hiện tại đang có hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn hợp tác cùng Ngô Kim Lai. Bản quyền nghiên cứu “trồng” Đông trùng hạ thảo của Ngô Kim Lai được trả giá cao ngất ngưỡng. Mỗi lần chuyển giao bản quyền có thể dao động từ 200 triệu – 900 triệu đồng. Thậm chí có nhiều dự án với mức đầu tư lên đến 20 tỷ đồng.

Nhưng hiện tại, chàng sinh viên Ngô Kim Lai vẫn còn cân nhắc việc ký hợp đồng với các nhà đầu tư. Lai chia sẻ: “Em không thể cứ thấy ai nhiều tiền là nhào vô được. Muốn hợp tác làm ăn với các đối tác lớn, thì tiềm lực của mình cũng phải tương xứng với mức đầu tư của họ. Hiện em đã mở công ty Nấm ta, nhưng nhân viên là những bạn bè của em, họ muốn học hỏi kinh nghiệm là chính. Đến khi nào đào tạo được đội ngũ nhân viên trình độ cao, em sẽ mạnh dạn hơn với những dự án hàng chục tỷ đồng”.

Vậy là chỉ với hai bàn tay trắng, lòng đam mê khoa học và niềm tin chàng sinh viên Ngô Văn Lai đã bước đầu khởi nghiệp thành công. Tạm biệt chúng tôi, Lai cười lấp lánh, dù vẻ mặt vẫn hằn sâu nét mệt mỏi. Lai nói: “Mẹ em vui lắm, mẹ thường bảo “khổ tận cam lai”. Và quả là như thế”.
Bá Nguyễn
Cận cảnh "thần dược" đông trùng hạ thảo đang trong giai đoạn phát triển

Ít ai có thể ngờ được, một chàng sinh viên “chân ướt chân ráo” lên thành phố lại nắm trong tay công trình nghiên cứu về “thần dược” Đông trùng hạ thảo trị giá hàng tỷ đồng...

1 tỷ đồng 1 ký “thần dược”

Đó là Ngô Kim Lai, chàng sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Lai sinh năm 1991, trong một gia đình rất nghèo ở Phú Yên. Lai kể ngắn gọn về gia đình mình, bởi tuổi thơ Lai là những ngày phải nhìn thấy cha say rượu tối ngày, mẹ khóc hết nước mắt vì đòn roi của chồng, vì xấu hổ với bà con lối xóm.

Lai lớn lên một chút, đã phải một buổi học, một buổi bán vé số kiếm thêm tiền về phụ mẹ. Lai tốt nghiệp cấp 3, cũng là lúc mẹ Lai quyết định dắt con cái vào Sài Gòn lập nghiệp, thoát ly khỏi người chồng nghiện rượu.
Năm 2009 Lai thi đậu ngành công nghiệp thực phẩm ở một trường đại học. Nhưng cậu bỏ học và tiếp tục thi vào ngành Công nghệ sinh học và môi trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Ngô Kim Lai cho biết, trong quá trình học tập, Lai tình cờ biết đến Đông trùng hạ thảo.

Lai nói: “Loại nấm ký sinh này rất thú vị, cái tên của nó cũng là quá trình sinh trưởng, mùa đông là côn trùng, đến mùa hạ thì thành cây cỏ”.


Chàng sinh viên Ngô Kim Lai với nghiên cứu trị giá hàng tỷ đồng

Theo các tài liệu khoa học, thì Đông trùng hạ thảo hình thành từ một loài nấm thuộc chi Cordyceps. Mùa đông, các bào tử nấm này lây nhiễm và sống ký sinh trên côn trùng. Nó hút chất dinh dưỡng trên vật chủ, khiến vật chủ suy yếu và chết đi. Cho đến mùa hạ, loài nấm này hình thành thể quả trên xác vật chủ. Vì thế nên có tên là Đông trùng hạ thảo.

Đây là loài dược liệu quý giá hỗ trợ điều trị các loại bệnh như thận hư, liệt dương, yếu sinh lý, vô sinh, trẻ còi xương, chậm lớn, .v.v.

Đông trùng hạ thảo nguyên chất có giá lên đến 1 tỷ đồng/1 ký. Hiện, trên thị trường Việt Nam, Đông trùng hạ thảo đã qua bào chế cũng có mặt tại các hiệu thuốc với giá mềm hơn từ 10 – 20 triệu đồng 1 ký.

Khổ tận cam lai

Ngô Kim Lai kể: “Vì đây là đề tài tốn kém tiền bạc, thời gian mà tỉ lệ thành công lại rất thấp, nên hồi bắt đầu nghiên cứu Đông trùng hạ thảo, em không dám nói ai, cũng không dám hỏi thầy cô luôn. Em bắt tay vào việc từ cuối năm nhất, là năm 2011”.

Từ đó, căn phòng trọ nhỏ trở thành phòng thí nghiệm của Kim Lai. Một buổi đi học, một buổi đi dạy thêm, tối về Lai lao vào nghiên cứu.

Lai tâm sự: “Mệt quá thì em ra hành lang ngả lưng ngủ tạm một chút, chứ phòng toàn đồ thí nghiệm, em sợ ngủ say hất đổ hết là đi tong tất cả”. Bởi vậy nên Lai gầy nhom, mắt thâm quầng do thiếu ngủ, nhưng “gieo nhân lành, thu quả ngọt”, sau 3 năm miệt mài nghiên cứu, Lai đã thành công.

Ban đầu, Lai mua con giống từ Nhật Bản với giá 245 đô Mỹ 1 ống nghiệm. Đây là số tiền không nhỏ đối với một cậu sinh viên phải đi làm thêm để trang trải tiền học phí như Ngô Kim Lai. Tin vào bản thân, có khi thiếu tiền, Lai đã phải vay nặng lãi để mua con giống rồi sau đó lại “cày” để trả nợ.

Những ngày đầu khi nấm bắt đầu hình thành thể quả, có giai đoạn Lai thức trắng gần 20 đêm để chăm nấm. “Em thức rồi sáng ngủ bù một chút. Em cấy nấm vào con sâu và phải thức canh để điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm, .v.v. để nấm mọc. Mọc xong rồi còn phải xem nấm ốm hay mập, chất lượng ra sao, nói chung chăm từng chút từng chút một, cực lắm, nhưng mà vui”.

Ngay sau đó, cậu đưa sản phẩm đến Viện Thực phẩm chức năng tại Hà Nội để kiểm nghiệm. Tại đây, Đông trùng hạ thảo do Ngô Kim Lai “trồng” được xác nhận là đạt tiêu chuẩn chất lượng thế giới. Lai tiếp tục tiến hành đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền.


Giấy chứng nhận công trình nghiên cứu của Ngô Kim Lai

Hiện tại đang có hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn hợp tác cùng Ngô Kim Lai. Bản quyền nghiên cứu “trồng” Đông trùng hạ thảo của Ngô Kim Lai được trả giá cao ngất ngưỡng. Mỗi lần chuyển giao bản quyền có thể dao động từ 200 triệu – 900 triệu đồng. Thậm chí có nhiều dự án với mức đầu tư lên đến 20 tỷ đồng.

Nhưng hiện tại, chàng sinh viên Ngô Kim Lai vẫn còn cân nhắc việc ký hợp đồng với các nhà đầu tư. Lai chia sẻ: “Em không thể cứ thấy ai nhiều tiền là nhào vô được. Muốn hợp tác làm ăn với các đối tác lớn, thì tiềm lực của mình cũng phải tương xứng với mức đầu tư của họ. Hiện em đã mở công ty Nấm ta, nhưng nhân viên là những bạn bè của em, họ muốn học hỏi kinh nghiệm là chính. Đến khi nào đào tạo được đội ngũ nhân viên trình độ cao, em sẽ mạnh dạn hơn với những dự án hàng chục tỷ đồng”.

Vậy là chỉ với hai bàn tay trắng, lòng đam mê khoa học và niềm tin chàng sinh viên Ngô Văn Lai đã bước đầu khởi nghiệp thành công. Tạm biệt chúng tôi, Lai cười lấp lánh, dù vẻ mặt vẫn hằn sâu nét mệt mỏi. Lai nói: “Mẹ em vui lắm, mẹ thường bảo “khổ tận cam lai”. Và quả là như thế”.
Bá Nguyễn
Chàng sinh viên kiếm tiền tỷ từ “thần dược” Đông trùng hạ thảo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiDR6ddu-Y06SufFnVdp300X-id7wtaAaGId288SYv5ysWdu2UF5miZyFqRYApwsvAXek0Z2S_sLt5xra_7vu0n37DdiTrLBOJLEVQlBSwDXZz_KSyG_uCpE9LgqWg9iqkjq1gIEKCgf8uG/s72-c/ngo-kim-lai-trong-thanh-cong-dong-trung-ha-thao.jpg
Chi Tiết
Bắt bệnh qua sắc màu móng tay

Bắt bệnh qua sắc màu móng tay

Bắt bệnh qua sắc màu móng tay

Nhìn móng tay, đoán bệnh ở tim, gan, phổi. Móng tay có thể tiết lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi cũng thể hiện trên móng tay. Móng tay có thể tiết lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi cũng thể hiện trên móng tay.

1. Móng nhợt nhạt


Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.

2. Móng tay trắng



Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan. Ngoài ra, các ngón tay có màu vàng cũng là dấu hiệu của bệnh về gan.

3. Móng tay vàng


Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gẫy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.

4. Móng tay hơi xanh


Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.

5. Móng tay gợn sóng


Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.

6. Móng tay bị rạn, nứt tách


Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bị nhiễm nấm.

7. Sưng phồng da bao quanh móng


Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng có thể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.

8. Đường viền màu tối bên dưới móng



Ngay khi dưới móng tay xuất hiện những đường viền màu tối, bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính - dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

9. Móng tay bị gặm



Gặm móng tay chỉ là một thói quen, nhưng trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng kéo dài (do quá trình điều trị gây ra). Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, người bệnh thường có những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Nếu không thể ngừng thói quen gặm hay cạy móng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Bắt bệnh qua sắc màu móng tay

Nhìn móng tay, đoán bệnh ở tim, gan, phổi. Móng tay có thể tiết lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi cũng thể hiện trên móng tay. Móng tay có thể tiết lộ những manh mối về sức khỏe của bạn. Thậm chí, những bệnh về tim, gan và phổi cũng thể hiện trên móng tay.

1. Móng nhợt nhạt


Móng tay nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh thiếu máu, suy tim, bệnh gan, suy dinh dưỡng.

2. Móng tay trắng



Nếu móng tay bạn hầu hết có màu trắng và viền sẫm màu, có thể bạn đã gặp những vấn đề về gan như viêm gan. Ngoài ra, các ngón tay có màu vàng cũng là dấu hiệu của bệnh về gan.

3. Móng tay vàng


Một trong những nguyên nhân chính của việc móng tay vàng là bị nhiễm nấm. Khi bị viêm nhiễm nặng, nền móng có thể bị thụt vào, các móng tay dày hơn và rất dễ gẫy. Trong một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến.

4. Móng tay hơi xanh


Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Đó là biểu hiện của bệnh về phổi (như viêm phổi) và bệnh về tim.

5. Móng tay gợn sóng


Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ.

6. Móng tay bị rạn, nứt tách


Móng tay khô, dễ gãy, thường xuyên bị nứt tách có thể là triệu chứng của bệnh về tuyến giáp. Nếu móng tay bạn bị nứt tách, kèm theo đó có màu vàng thì rất có khả năng móng tay bị nhiễm nấm.

7. Sưng phồng da bao quanh móng


Nếu da xung quanh móng xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, đó có thể là dấu hiệu của viêm lớp da bao phía trong gốc móng. Hiện tượng này xuất hiện do bệnh Lupus hoặc chứng rối loạn các mô liên kết. Ngoài ra, việc bị nhiễm trùng có thể khiến lớp da quanh móng sưng đỏ.

8. Đường viền màu tối bên dưới móng



Ngay khi dưới móng tay xuất hiện những đường viền màu tối, bạn nên điều tra căn nguyên càng sớm càng tốt. Đôi khi những viền màu tối này là triệu chứng của khối u hắc tố ác tính - dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

9. Móng tay bị gặm



Gặm móng tay chỉ là một thói quen, nhưng trong một vài trường hợp đó lại là dấu hiệu của bệnh lo lắng kéo dài (do quá trình điều trị gây ra). Cắn hay cạy móng tay còn liên quan tới chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, người bệnh thường có những ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Nếu không thể ngừng thói quen gặm hay cạy móng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Bắt bệnh qua sắc màu móng tay
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgC_U7ZvqbdAdbDqdDy5Bvie0lhLauTQX_FITI4-a7VNkf59kFV3JyzGAUr8n6_EHrBgZD9vPotSwS6XFANIsRBomqULgjYIv2ErzPYaVeWrR7D5fUgNvkjfKe9Ei7VPtAzTqUrSVVeRmWj/s72-c/bat-benh-qua-mau-mong-tay.jpg
Chi Tiết
10 Dấu hiệu của bệnh Thận

10 Dấu hiệu của bệnh Thận

10 Dấu hiệu của bệnh Thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mạn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mạn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận.

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất.


Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ.

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau

* Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

* Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

* Số lần đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

* Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin , hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Triệu chứng 7: Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Triệu chứng 10: đau chân/ đau cạnh sườn.

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm chức năng thận, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.
Yếu sinh lý không phải do suy thận
Nhiều người khi bị yếu sinh lý thường "quy tội" cho bệnh thận. Thực ra, tình trạng này xuất hiện do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp, tắc hoặc do thần kinh điều khiển tại chỗ (hay trên não) bị trục trặc. Chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp, thường do các bác sĩ niệu - nam khoa đảm trách.
10 Dấu hiệu của bệnh Thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mạn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mạn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận.

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất.


Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ.

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau

* Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

* Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

* Số lần đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

* Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin , hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Triệu chứng 7: Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Triệu chứng 10: đau chân/ đau cạnh sườn.

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm chức năng thận, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.
Yếu sinh lý không phải do suy thận
Nhiều người khi bị yếu sinh lý thường "quy tội" cho bệnh thận. Thực ra, tình trạng này xuất hiện do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp, tắc hoặc do thần kinh điều khiển tại chỗ (hay trên não) bị trục trặc. Chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp, thường do các bác sĩ niệu - nam khoa đảm trách.
10 Dấu hiệu của bệnh Thận
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidnBBsRqm04BRmVogGI7g0D-QmRAuV_9PUwnodqJC0uLKtICCqu3kUzA5qV_OWPSbgjvwFTyfExSbqS8x-NSt7oH05TIk3FTI8Sd8JY91MgC8rWWNjiWFiWRuYu1_XfqSEkCG3nEIvtHY9/s72-c/cac-tri-soi-than-dan-gian-1.jpg
Chi Tiết
Cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới

Cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới

Các bác sĩ Ý cho rằng họ có thể đã tìm được bí quyết giúp nam giới tăng cơ hội trở thành người cha: ăn quả hạnh hoặc quả óc chó mỗi ngày.


Các chuyên gia của bệnh viện Azienda Ospedaliera Citta della Salute e della Scienza di Torino ở Turin đang tiến hành cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 100 đàn ông trong nỗ lực chứng tỏ rằng ăn ít nhất 7 hạt mỗi ngày có thể tăng cường chất lượng của tinh trùng. Những loại hạt được chọn bao gồm quả hạnh, quả óc chó, đậu phộng, hạt phỉ. Đây là những loạt hạt dễ ăn, có thể dùng để ăn vặt hoặc bổ sung vào những món ăn hằng ngày như xà lách trộn.

Giả thuyết cho rằng quả hạt các loại có thể nâng cấp chất lượng tinh trùng đã xuất hiện vài năm nay.Vào năm 2012, một nhóm chuyên gia của Đại học California đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những người hấp thu 75 gr quả óc chó mỗi ngày cải thiện đáng kể sức sống, tính cơ động và hình dạng của tinh trùng. Kết luận được rút ra lúc đó là có mối liên hệ trực tiếp giữa việc tăng khẩu phần của a xít béo không có khả năng sinh cholesterol (có nhiều trong quả hạt), với chuyện cải thiện chất lượng tinh trùng ở đàn ông phương Tây. Giống như quả óc chó, quả hạnh giàu arginine, một loại a xít amino đã chứng tỏ khả năng tăng cường sản lượng tinh trùng, còn đậu phộng chứa hàm lượng kẽm cao, loại khoáng chất có liên quan đến sự gia tăng mật độ tinh trùng cũng như khả năng di động của nó.

Theo tính toán của giới chuyên gia, có đến 1/5 số thanh niên trên thế giới bị tình trạng mật độ tinh trùng thấp, được xác định khi có ít hơn 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng. Vào năm 1992, một cuộc nghiên cứu đột phá của Đan Mạch đã cho kết quả tiêu cực: số lượng tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch đã giảm phân nửa kể từ giữa thế kỷ 20, trong khi tinh trùng hình dạng bất thường cũng gia tăng. Những yếu tố khiến tinh trùng suy yếu có thể bao gồm chế độ ăn, lối sống, tiếp xúc nhiều với hormone sinh dục nữ và hóa chất gây “nữ tính hóa” trong môi trường.

Tụ Yên
Các bác sĩ Ý cho rằng họ có thể đã tìm được bí quyết giúp nam giới tăng cơ hội trở thành người cha: ăn quả hạnh hoặc quả óc chó mỗi ngày.


Các chuyên gia của bệnh viện Azienda Ospedaliera Citta della Salute e della Scienza di Torino ở Turin đang tiến hành cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 100 đàn ông trong nỗ lực chứng tỏ rằng ăn ít nhất 7 hạt mỗi ngày có thể tăng cường chất lượng của tinh trùng. Những loại hạt được chọn bao gồm quả hạnh, quả óc chó, đậu phộng, hạt phỉ. Đây là những loạt hạt dễ ăn, có thể dùng để ăn vặt hoặc bổ sung vào những món ăn hằng ngày như xà lách trộn.

Giả thuyết cho rằng quả hạt các loại có thể nâng cấp chất lượng tinh trùng đã xuất hiện vài năm nay.Vào năm 2012, một nhóm chuyên gia của Đại học California đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy những người hấp thu 75 gr quả óc chó mỗi ngày cải thiện đáng kể sức sống, tính cơ động và hình dạng của tinh trùng. Kết luận được rút ra lúc đó là có mối liên hệ trực tiếp giữa việc tăng khẩu phần của a xít béo không có khả năng sinh cholesterol (có nhiều trong quả hạt), với chuyện cải thiện chất lượng tinh trùng ở đàn ông phương Tây. Giống như quả óc chó, quả hạnh giàu arginine, một loại a xít amino đã chứng tỏ khả năng tăng cường sản lượng tinh trùng, còn đậu phộng chứa hàm lượng kẽm cao, loại khoáng chất có liên quan đến sự gia tăng mật độ tinh trùng cũng như khả năng di động của nó.

Theo tính toán của giới chuyên gia, có đến 1/5 số thanh niên trên thế giới bị tình trạng mật độ tinh trùng thấp, được xác định khi có ít hơn 20 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng. Vào năm 1992, một cuộc nghiên cứu đột phá của Đan Mạch đã cho kết quả tiêu cực: số lượng tinh trùng trong mỗi ml tinh dịch đã giảm phân nửa kể từ giữa thế kỷ 20, trong khi tinh trùng hình dạng bất thường cũng gia tăng. Những yếu tố khiến tinh trùng suy yếu có thể bao gồm chế độ ăn, lối sống, tiếp xúc nhiều với hormone sinh dục nữ và hóa chất gây “nữ tính hóa” trong môi trường.

Tụ Yên
Cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjyn0TYZjkzFKKa2epWlJJlt9cKFAxp5i4r8ZP3cHugmqpPyJbYvW9hufJM0GvnAUk8TnIH3EVNc-7Wr40m6Zuj4479IPUTi0aLBcm3kXOj1pRdPePJCblrxQ3xNKQWpVqP3IQORtXWxbX6/s72-c/20150111-chi-tiet-cach-dung-qua-oc-cho-ngan-ngua-ung-thu-5.jpg
Chi Tiết
Bệnh ở chân trẻ em

Bệnh ở chân trẻ em

Con bị đau chân

Nghe con than, bà mẹ trẻ vội nắn chân, sờ xem chúng có nóng không rồi hỏi: “Con đau như thế nào?” Đứa trẻ mếu máo: “đau ở chân”! Cái đau thường xuất hiện vào xế chiều và kéo dài cả buổi tối cho đến khi trẻ ngủ.
Bệnh ở chân trẻ em
Hỏi bà nội thì cụ bảo: “Ban ngày nó chạy nhảy nhiều nên chân đau chứ có gì mà phải rối lên. Trẻ nó vậy là bình thường. Ngày xưa tôi nuôi ba nó cũng thế”. Bà mẹ đi hỏi những trẻ cùng lứa, nếu vài đứa trả lời: “con đâu có bị đau...” là bà bấn loạn và nghĩ rằng con mình đang lâm trọng bệnh!

Tại sao đau?

Các nhà khoa học đã vào cuộc và gọi đau chân của trẻ đang lớn là growing pain. Có giả thuyết cho rằng: ban đêm hormon tăng trưởng (growth hormon) bài tiết, tác động vào sụn đầu xương giúp chúng cốt hóa để xương dài ra. Muốn vậy cơ thể phải có bước chuẩn bị: can-xi, phospho, protein, sắt… là những nguyên liệu hình thành xương. Ở một số trẻ những biến động toàn thân ấy không gây ảnh hưởng gì nhưng chừng 1/3 trẻ sự thay đổi này lại làm bài tiết prostaglandin và làm trẻ đau dọc ống xương. Trẻ nào prostaglandin bài tiết nhiều thì bé đau đến mức đang ngủ bừng thức dậy, kêu khóc. Đa số trẻ đau hai chân nhưng cá biệt có trẻ chỉ đau một chân. Những trẻ nhạy cảm với cái đau mô tả rằng “rất nhức từ đùi xuống đến bắp chân, như có cái gì trong xương”. Nghe thế cha mẹ nào không hoảng và coi là “bệnh lạ”. Tuy nhiên khi làm các xét nghiệm, chụp X quang thì không hề có dấu hiệu bệnh lý.
Giả thuyết thứ hai là xương và cơ không dài ra song song. Nếu xương dài nhanh hơn cơ thì gây ra sự co kéo, ban ngày trẻ đi lại, chạy nhảy cơ bị kéo nhiều hơn nên chiều tối thấy đau.
Cả hai giả thuyết này hiện vẫn đang tồn tại, có nhà khoa học gọi đó là “đau chân lành tính không rõ nguyên nhân”.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đau chân?

Xin các bậc cha mẹ đừng lo lắng khi trẻ ở độ tuổi 2-12 than đau chân. Chỉ khi nào trẻ đau liên tục suốt ngày đêm, đau cả trong khớp hoặc thấy khớp sưng, nóng, đỏ, đau thì đó là bệnh lý và cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị. Nếu bác sĩ bảo “không sao, rồi bé sẽ hết” thì bà mẹ trẻ vẫn muốn làm một điều gì đó cho con. Lời khuyên trong trường hợp này là mẹ có thể dùng tay xoa bóp cho bé, có thể xức dầu nóng hoặc dùng chai nước nóng, bọc trong khăn mà chườm vào vùng trẻ kêu đau. Bé nào than “chịu hết nổi” hãy cho uống 01 viên thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau ức chế prostaglandin (ibuprofen, tylenol) nên trẻ sẽ hết đau nhanh nhưng xin lưu ý là quý vị đừng lạm dụng thuốc.
Bác sĩ TỊT TUỐT -TT

Con bị đau chân

Nghe con than, bà mẹ trẻ vội nắn chân, sờ xem chúng có nóng không rồi hỏi: “Con đau như thế nào?” Đứa trẻ mếu máo: “đau ở chân”! Cái đau thường xuất hiện vào xế chiều và kéo dài cả buổi tối cho đến khi trẻ ngủ.
Bệnh ở chân trẻ em
Hỏi bà nội thì cụ bảo: “Ban ngày nó chạy nhảy nhiều nên chân đau chứ có gì mà phải rối lên. Trẻ nó vậy là bình thường. Ngày xưa tôi nuôi ba nó cũng thế”. Bà mẹ đi hỏi những trẻ cùng lứa, nếu vài đứa trả lời: “con đâu có bị đau...” là bà bấn loạn và nghĩ rằng con mình đang lâm trọng bệnh!

Tại sao đau?

Các nhà khoa học đã vào cuộc và gọi đau chân của trẻ đang lớn là growing pain. Có giả thuyết cho rằng: ban đêm hormon tăng trưởng (growth hormon) bài tiết, tác động vào sụn đầu xương giúp chúng cốt hóa để xương dài ra. Muốn vậy cơ thể phải có bước chuẩn bị: can-xi, phospho, protein, sắt… là những nguyên liệu hình thành xương. Ở một số trẻ những biến động toàn thân ấy không gây ảnh hưởng gì nhưng chừng 1/3 trẻ sự thay đổi này lại làm bài tiết prostaglandin và làm trẻ đau dọc ống xương. Trẻ nào prostaglandin bài tiết nhiều thì bé đau đến mức đang ngủ bừng thức dậy, kêu khóc. Đa số trẻ đau hai chân nhưng cá biệt có trẻ chỉ đau một chân. Những trẻ nhạy cảm với cái đau mô tả rằng “rất nhức từ đùi xuống đến bắp chân, như có cái gì trong xương”. Nghe thế cha mẹ nào không hoảng và coi là “bệnh lạ”. Tuy nhiên khi làm các xét nghiệm, chụp X quang thì không hề có dấu hiệu bệnh lý.
Giả thuyết thứ hai là xương và cơ không dài ra song song. Nếu xương dài nhanh hơn cơ thì gây ra sự co kéo, ban ngày trẻ đi lại, chạy nhảy cơ bị kéo nhiều hơn nên chiều tối thấy đau.
Cả hai giả thuyết này hiện vẫn đang tồn tại, có nhà khoa học gọi đó là “đau chân lành tính không rõ nguyên nhân”.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đau chân?

Xin các bậc cha mẹ đừng lo lắng khi trẻ ở độ tuổi 2-12 than đau chân. Chỉ khi nào trẻ đau liên tục suốt ngày đêm, đau cả trong khớp hoặc thấy khớp sưng, nóng, đỏ, đau thì đó là bệnh lý và cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị. Nếu bác sĩ bảo “không sao, rồi bé sẽ hết” thì bà mẹ trẻ vẫn muốn làm một điều gì đó cho con. Lời khuyên trong trường hợp này là mẹ có thể dùng tay xoa bóp cho bé, có thể xức dầu nóng hoặc dùng chai nước nóng, bọc trong khăn mà chườm vào vùng trẻ kêu đau. Bé nào than “chịu hết nổi” hãy cho uống 01 viên thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau ức chế prostaglandin (ibuprofen, tylenol) nên trẻ sẽ hết đau nhanh nhưng xin lưu ý là quý vị đừng lạm dụng thuốc.
Bác sĩ TỊT TUỐT -TT
Bệnh ở chân trẻ em
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQJ_ykRhVOavPLioXzPALI1trBMCJgnpOm_Mrevz5NMKot1mtbJBLQadKszbbVCWqtLnVLJG2nbwmT5ekDXKFyE5TKDfCFvZaGqBKOeCvijPeYWpGGP0TBbENHdmOta1mYt7HcsA-CrzBc/s72-c/lam-sao-de-khac-phuc-chan-vong-kieng-o-tre2-thuoc-vietnam.blogspot.jpg
Chi Tiết
Bé hay kêu đau chân - Bệnh gì?

Bé hay kêu đau chân - Bệnh gì?


Gần đây cháu hay kêu đau chân, nhưng chân cháu không hề bầm tím hay sưng. Đi viện khám chụp Xquang cũng không có tổn thương gì.
Con tôi 5 tuổi, gần đây cháu hay kêu đau chân, nhưng chân cháu không hề bầm tím hay sưng. Đi viện khám chụp Xquang cũng không có tổn thương gì. Xin hỏi vì sao cháu bị như vậy? Cần dùng thuốc gì. (Nguyễn Thị Vĩnh, Nghệ An)
Theo thư bạn viết, bạn đã cho con đã đi khám và không có bệnh gì, chúng tôi cho rằng con bạn đau chân có thể là đau sinh trưởng hoặc bệnh còi xương. Đau sinh trưởng là do trong quá trình bé phát triển nhanh, phần gánh vác của chân nặng, đầu xương chi dưới sung huyết, do đó dẫn đến đau chân, y học gọi là đau chân tăng trưởng. Đặc điểm của loại đau này là đau tức chi dưới không sưng nề, đau tăng về chiều tối.

Thường ít khi cả 2 chân cùng đau, theo thời gian trẻ lớn dần, hiện tượng đau chân sẽ tự hết. Loại đau thứ hai hay gặp là bệnh còi xương: những trẻ nhỏ bị còi xương nặng có thể dẫn tới chi dưới dị dạng có hình chữ “X” hoặc chữ “O” còn gọi chân đi vòng kiềng. Loại dị dạng này sẽ làm cho điểm tiếp xúc xương trong khớp đầu gối không thăng bằng, dây chằng lỏng, khi bé đi, khớp lắc sang phải, sang trái không vững, khiến cơ bắp quanh khớp mệt mỏi và sinh đau chân.


Ban ngày bé vẫn chạy nhảy, nô đùa bình thường nhưng chiều tối thường kêu đau nhức chân. Tuy nhiên ngủ một giấc, sáng hôm sau lại bình thường. Loại đau này cũng sẽ tự hết hoặc nhẹ dần theo tuổi lớn của trẻ. Bạn không nên quá lo lắng, tuy nhiên nên chú ý cho bé ăn những thực phẩm giàu canxi, nếu bé đau nhiều không ngủ được, bạn có thể cho bé đi khám tư vấn dinh dưỡng Nhi để được kê đơn dùng bổ sung vitamin D, A dạng dược phẩm nếu cần.

Theo BS. Nguyễn Kim Dung

Sức khỏe & Đời sống

Gần đây cháu hay kêu đau chân, nhưng chân cháu không hề bầm tím hay sưng. Đi viện khám chụp Xquang cũng không có tổn thương gì.
Con tôi 5 tuổi, gần đây cháu hay kêu đau chân, nhưng chân cháu không hề bầm tím hay sưng. Đi viện khám chụp Xquang cũng không có tổn thương gì. Xin hỏi vì sao cháu bị như vậy? Cần dùng thuốc gì. (Nguyễn Thị Vĩnh, Nghệ An)
Theo thư bạn viết, bạn đã cho con đã đi khám và không có bệnh gì, chúng tôi cho rằng con bạn đau chân có thể là đau sinh trưởng hoặc bệnh còi xương. Đau sinh trưởng là do trong quá trình bé phát triển nhanh, phần gánh vác của chân nặng, đầu xương chi dưới sung huyết, do đó dẫn đến đau chân, y học gọi là đau chân tăng trưởng. Đặc điểm của loại đau này là đau tức chi dưới không sưng nề, đau tăng về chiều tối.

Thường ít khi cả 2 chân cùng đau, theo thời gian trẻ lớn dần, hiện tượng đau chân sẽ tự hết. Loại đau thứ hai hay gặp là bệnh còi xương: những trẻ nhỏ bị còi xương nặng có thể dẫn tới chi dưới dị dạng có hình chữ “X” hoặc chữ “O” còn gọi chân đi vòng kiềng. Loại dị dạng này sẽ làm cho điểm tiếp xúc xương trong khớp đầu gối không thăng bằng, dây chằng lỏng, khi bé đi, khớp lắc sang phải, sang trái không vững, khiến cơ bắp quanh khớp mệt mỏi và sinh đau chân.


Ban ngày bé vẫn chạy nhảy, nô đùa bình thường nhưng chiều tối thường kêu đau nhức chân. Tuy nhiên ngủ một giấc, sáng hôm sau lại bình thường. Loại đau này cũng sẽ tự hết hoặc nhẹ dần theo tuổi lớn của trẻ. Bạn không nên quá lo lắng, tuy nhiên nên chú ý cho bé ăn những thực phẩm giàu canxi, nếu bé đau nhiều không ngủ được, bạn có thể cho bé đi khám tư vấn dinh dưỡng Nhi để được kê đơn dùng bổ sung vitamin D, A dạng dược phẩm nếu cần.

Theo BS. Nguyễn Kim Dung

Sức khỏe & Đời sống
Bé hay kêu đau chân - Bệnh gì?
Chi Tiết
Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola.

Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola.


SKĐS - Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, cần hạn chế tiếp xúc với các đồ vật của bệnh nhân đã nhiễm bệnh như quần áo, chăn, kim tiêm,...

Nhận diện vi rút Ebola

Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.





Vi rút Ebola.

Vi rút Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae family (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:

+ Zaire ebolavirus (EBOV)

+ Sudan ebolavirus (SUDV)

+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)

+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).

+ Reston ebolavirus (RESTV)

Trong đó BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh:

+ Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…)

+ Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh

+ Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân

+ Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân

Các triệu chứng

1. Lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày

- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

+ Sốt cấp tính

+ Đau đầu, đau mỏi cơ

+ Nôn/buồn nôn

+ Tiêu chảy

+ Đau bụng

+ Viêm kết mạc

- Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

- Triệu chứng xuất huyết

+ Đi ngoài phân đen

+ Chảy máu nơi tiêm truyền

+ Ho máu, chảy máu chân răng

+ Đái máu

+ Chảy máu âm đạo

2. Xét nghiệm

- Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

- Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh

- Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác

- Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu

- Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.

Chẩn đoán ca bệnh Ebola:



1. Ca bệnh nghi ngờ:

- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:

+ Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola

+ Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành

+ Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ

- Có biểu hiện lâm sàng của bệnh

2. Ca bệnh xác định:

Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.

3. Chẩn đoán phân biệt:

- Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:

+ Sốt xuất huyết Dengue

+ Bệnh do Streptococcus suis

+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu

+ Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

+ Leptospira

+ Sốt rét có biến chứng

Điều trị



1. Nguyên tắc điều trị:

- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ

- Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

2. Điều trị hỗ trợ:


Triệu chứng


Xử trí


Sốt > 38oC

  • Hạ nhiệt bằng Paracetamol: 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày.
  • Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

Đau

  • Giảm đau bằng Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng).
  • Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước

  • Cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ.
  • Buồn nôn và nôn rất thường gặp. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn: Chlorpromazine 25-50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi bệnh nhân hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi: dùng Promethazine, chú ý theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp.

Co giật

  • Dùng Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10-15mg/kg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút.

Dấu hiệu của chảy máu cấp/tái nhợt mức độ trung bình đến nặng/các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần hoàn

  • Truyền máu và các chế phẩm của máu.

Sốc, suy đa tạng (nếu có)

  • Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.
  • Lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định
3. Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân:

- Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.

- Phụ nữ cho con bú: vi rút Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

4. Tiêu chuẩn xuất viện:

Bệnh nhân được xuất viện khi:

- ≥ 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải vi rút ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu,…

- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

- Trong trường hợp làm được xét nghiệm:

+ Kết quả PCR vi rút Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát).

+ Nếu xét nghiệm PCR vi rút Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.



Phòng lây nhiễm vi rút Ebola





1. Nguyên tắc

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

- Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.

- Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây.

- Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.

2. Đối với người bệnh

- Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

- Vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.

- Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

3. Đối với người tiếp xúc gần:

- Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.

- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

4. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị:

- Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện:

Tuân thủ qui trình về xử lý môi trường, chất thải theo qui định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác. 6. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu:

Hiện nay, theo thông tin từ Bộ Y tế, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola.

PV.

SKĐS - Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, cần hạn chế tiếp xúc với các đồ vật của bệnh nhân đã nhiễm bệnh như quần áo, chăn, kim tiêm,...

Nhận diện vi rút Ebola

Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.





Vi rút Ebola.

Vi rút Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae family (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:

+ Zaire ebolavirus (EBOV)

+ Sudan ebolavirus (SUDV)

+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)

+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).

+ Reston ebolavirus (RESTV)

Trong đó BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh:

+ Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…)

+ Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh

+ Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân

+ Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân

Các triệu chứng

1. Lâm sàng

- Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày

- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

+ Sốt cấp tính

+ Đau đầu, đau mỏi cơ

+ Nôn/buồn nôn

+ Tiêu chảy

+ Đau bụng

+ Viêm kết mạc

- Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.

- Triệu chứng xuất huyết

+ Đi ngoài phân đen

+ Chảy máu nơi tiêm truyền

+ Ho máu, chảy máu chân răng

+ Đái máu

+ Chảy máu âm đạo

2. Xét nghiệm

- Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

- Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh

- Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác

- Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu

- Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.

Chẩn đoán ca bệnh Ebola:



1. Ca bệnh nghi ngờ:

- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:

+ Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola

+ Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành

+ Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ

- Có biểu hiện lâm sàng của bệnh

2. Ca bệnh xác định:

Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.

3. Chẩn đoán phân biệt:

- Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:

+ Sốt xuất huyết Dengue

+ Bệnh do Streptococcus suis

+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu

+ Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn

+ Leptospira

+ Sốt rét có biến chứng

Điều trị



1. Nguyên tắc điều trị:

- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ

- Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.

2. Điều trị hỗ trợ:


Triệu chứng


Xử trí


Sốt > 38oC

  • Hạ nhiệt bằng Paracetamol: 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày.
  • Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

Đau

  • Giảm đau bằng Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng).
  • Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibupropen,…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu.

Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước

  • Cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ.
  • Buồn nôn và nôn rất thường gặp. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn: Chlorpromazine 25-50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi bệnh nhân hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi: dùng Promethazine, chú ý theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp.

Co giật

  • Dùng Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1-0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10-15mg/kg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút.

Dấu hiệu của chảy máu cấp/tái nhợt mức độ trung bình đến nặng/các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần hoàn

  • Truyền máu và các chế phẩm của máu.

Sốc, suy đa tạng (nếu có)

  • Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp, lợi tiểu.
  • Lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định
3. Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân:

- Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.

- Phụ nữ cho con bú: vi rút Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.

4. Tiêu chuẩn xuất viện:

Bệnh nhân được xuất viện khi:

- ≥ 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải vi rút ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu,…

- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày.

- Trong trường hợp làm được xét nghiệm:

+ Kết quả PCR vi rút Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát).

+ Nếu xét nghiệm PCR vi rút Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.



Phòng lây nhiễm vi rút Ebola





1. Nguyên tắc

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.

- Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.

- Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây.

- Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.

2. Đối với người bệnh

- Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

- Vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.

- Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

3. Đối với người tiếp xúc gần:

- Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.

- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

4. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị:

- Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện:

Tuân thủ qui trình về xử lý môi trường, chất thải theo qui định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác. 6. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu:

Hiện nay, theo thông tin từ Bộ Y tế, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola.

PV.
Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola.
Chi Tiết
Bệnh Trĩ, chữa bằng cây mào gà

Bệnh Trĩ, chữa bằng cây mào gà


Chữa trĩ bằng bài thuốc thiên nhiên là phương pháp lành tính được nhiều người bệnh trĩ tin tưởng và sử dụng. Có rất nhiều thực phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng có tác dụng to lớn cho việc trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi tuy nhiên các bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới dứt điểm và không tái phát. Bên cạnh đó,những người bị trĩ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ những thực phẩm dễ tìm, cách làm đơn giản và rất tiết kiệm chi phí.

Cây mào gà

Mào gà, thuộc họ rau dền, cây thảo cao tới 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan.

Trên cây mào gà thì hoa mào gà có công dụng làm thuốc chữa bệnh.


Cách làm:

- Hoa mào gà phơi khô.

- Tán hoa đã phơi khô thành bột mịn.

- Lấy khoảng 5gr bột hoa mào gà dùng với nước trà mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Kiên nhẫn thực hiện bệnh nhân sẽ thấy tiến triển rõ rệt.

Xem Thêm:

Chữa trĩ bằng bài thuốc thiên nhiên là phương pháp lành tính được nhiều người bệnh trĩ tin tưởng và sử dụng. Có rất nhiều thực phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng có tác dụng to lớn cho việc trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi tuy nhiên các bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới dứt điểm và không tái phát. Bên cạnh đó,những người bị trĩ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ những thực phẩm dễ tìm, cách làm đơn giản và rất tiết kiệm chi phí.

Cây mào gà

Mào gà, thuộc họ rau dền, cây thảo cao tới 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan.

Trên cây mào gà thì hoa mào gà có công dụng làm thuốc chữa bệnh.


Cách làm:

- Hoa mào gà phơi khô.

- Tán hoa đã phơi khô thành bột mịn.

- Lấy khoảng 5gr bột hoa mào gà dùng với nước trà mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Kiên nhẫn thực hiện bệnh nhân sẽ thấy tiến triển rõ rệt.

Xem Thêm:
Bệnh Trĩ, chữa bằng cây mào gà
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWWSeqlXuN7mPg1DzUjzRDZGeLEMbzHgJOu8JI8gVKgHQ6-pmfbgSfl25e3m2eUHnve5PbNNjMpG-m_HONIaFmVtdBvzaj-Ic6JsCeStUSNUrLBhvI6hTATKA4_k6HSgDHiK8TgaLjvUhyphenhyphen/s72-c/thuoc-vietnam-giokim.com-namduoc-trinamnhan-cong-dung-cua-hoa-mao-ga-do.jpg
Chi Tiết
Cây diếp cá chữa bệnh trĩ

Cây diếp cá chữa bệnh trĩ


Rau diếp cá là một loại rau có thể ăn sống, ngoài công dụng làm đẹp ra diếp cá cũng có tác dụng to lớn trong việc trị bệnh trĩ.
Cách làm:

- Chữa lòi dom: Sử dụng 50gr diếp cá, rửa sạch, giã nhỏ. Dom vệ sinh sạch sẽ, sau đó lấy hỗn hợp vừa giã được đắp vào dom, băng lại như đóng khố, ngày làm 1 lần.

- Chữa bệnh trĩ: Cũng lấy khoảng 50gr rau riếp cá, lấy nước để xông.

- Sau khi xông nước để ấm, rửa sạch rồi lấy bã đắp vào chỗ bị trĩ.

Rau diếp cá là một loại rau có thể ăn sống, ngoài công dụng làm đẹp ra diếp cá cũng có tác dụng to lớn trong việc trị bệnh trĩ.
Cách làm:

- Chữa lòi dom: Sử dụng 50gr diếp cá, rửa sạch, giã nhỏ. Dom vệ sinh sạch sẽ, sau đó lấy hỗn hợp vừa giã được đắp vào dom, băng lại như đóng khố, ngày làm 1 lần.

- Chữa bệnh trĩ: Cũng lấy khoảng 50gr rau riếp cá, lấy nước để xông.

- Sau khi xông nước để ấm, rửa sạch rồi lấy bã đắp vào chỗ bị trĩ.
Cây diếp cá chữa bệnh trĩ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjGJLYJbK0qPUkSevQyKWTRVyTGhFYw4amAYCgTAZ3rg0x0fhVpsvjQA021raskAe3tocD2veSQ2KZrpQBJMh1YDwX8Hb_SK1iqr8akxxRYU9HlSQC1tkyNpmEyaSL3yQO0-OS6hLfG9a6w/s72-c/thuoc-vietnam-giokim.com-rau_diep_ca.jpg
Chi Tiết
Tiết lộ 7 tác động từ trà Atisô

Tiết lộ 7 tác động từ trà Atisô

Một ly trà Atisô nóng hổi sẽ xua tan cảm giác lạnh. Một ngụm trà Atisô mát lạnh đem lại tinh thần phấn khởi, cảm giác sảng khoái.
Có lẽ vì vậy mà uống trà đang ngày càng trở thành niềm đam mê, nét văn hóa của nhiều người.

Có vô vàn lý do để người ta uống trà, uống trà để mạn đàm thời cuộc, uống trà để chiêm nghiệm nghệ thuật pha trà, còn có khi uống trà thể hiện đẳng cấp hiểu biết về các loại trà… Còn đối với nhiều người quan tâm sức khỏe cho rằng việc uống trà, nhất là trà thảo mộc, sẽ giúp mát gan, giải nhiệt, mang lại sức khỏe tốt, tinh thần phơi phới, vẻ ngòai tươi tắn, với làn da sáng mịn… Trong các loại thảo mộc thì Atisô đáp ứng được những công dụng này vì thế mà được ưa chuộng sử dụng từ rất lâu đời.

Trao đổi về việc lựa chọn thảo mộc Atisô, chị Vân, quản lý cửa hàng, tại quận 8, Tp.HCM chia sẻ: “Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, tôi không còn thời gian để nấu những nồi nước Atisô to, dùng cho cả nhà giải khát, vì thế lâu nay tôi vẫn luôn dùng Atisô túi lọc Tâm Châu lưu giữ 7 tác động, dù dùng nóng hay lạnh, Atisô vừa thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình, vừa mang lại làn da mịn màng cho bản thân chị em phụ nữ mình…”

Và các bác sĩ Đông y, dựa vào nghiên cứu của mình còn cho rằng “Trà Atisô có tác dụng hổ trợ, điều trị và dự phòng 05 lọai bệnh có nguy cơ tử vong cao như: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch”. Vì thế, Trà Atiso ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều chị em phụ nữ, cánh đàn ông và cho cả gia đình.



Chọn sữa có bổ sung DHA giúp trẻ phát triển toàn diện

Tuy nhiên, việc sản xuất trà Atisô mà vẫn lưu giữ “những đặc tính quý hơn vàng” của cây Atisô là việc không phải dễ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm lâu năm và đầu tư trang thiết bị hiện đại… điển hình là nhãn hàng Atisô Tâm Châu lưu giữ 7 tác động là một thương hiệu đang được người tiêu dùng quan tâm:

1. Bổ sung vitamin C, kali, magie tốt cho hệ tim mạch.

2. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).

3. Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

4. Giảm mức cholesterol ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch.

5. Bỏ và ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.

6. Kiểm soát lượng đường dư trong máu.

7. Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn lợi cho sức khỏe sống trong ruột

Vì những tác dụng trên, trong dân gian truyền miệng rằng Atisô là loại thảo mộc có tác dụng mát gan và giải độc gan. Trong nhiều hội thảo chuyên đề về Atisô, các lương y tiết lộ “một cách để giải nhanh rượu bia là nhờ uống trà Atisô”.

Là người tiêu dùng thông minh, chắc hẳn bạn đã biết chọn lựa trà Atisô giải khát hằng ngày làm đẹp bản thân và chăm sóc sức khỏe cả gia đình?
Nguồn Trà Atisô
Một ly trà Atisô nóng hổi sẽ xua tan cảm giác lạnh. Một ngụm trà Atisô mát lạnh đem lại tinh thần phấn khởi, cảm giác sảng khoái.
Có lẽ vì vậy mà uống trà đang ngày càng trở thành niềm đam mê, nét văn hóa của nhiều người.

Có vô vàn lý do để người ta uống trà, uống trà để mạn đàm thời cuộc, uống trà để chiêm nghiệm nghệ thuật pha trà, còn có khi uống trà thể hiện đẳng cấp hiểu biết về các loại trà… Còn đối với nhiều người quan tâm sức khỏe cho rằng việc uống trà, nhất là trà thảo mộc, sẽ giúp mát gan, giải nhiệt, mang lại sức khỏe tốt, tinh thần phơi phới, vẻ ngòai tươi tắn, với làn da sáng mịn… Trong các loại thảo mộc thì Atisô đáp ứng được những công dụng này vì thế mà được ưa chuộng sử dụng từ rất lâu đời.

Trao đổi về việc lựa chọn thảo mộc Atisô, chị Vân, quản lý cửa hàng, tại quận 8, Tp.HCM chia sẻ: “Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, tôi không còn thời gian để nấu những nồi nước Atisô to, dùng cho cả nhà giải khát, vì thế lâu nay tôi vẫn luôn dùng Atisô túi lọc Tâm Châu lưu giữ 7 tác động, dù dùng nóng hay lạnh, Atisô vừa thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình, vừa mang lại làn da mịn màng cho bản thân chị em phụ nữ mình…”

Và các bác sĩ Đông y, dựa vào nghiên cứu của mình còn cho rằng “Trà Atisô có tác dụng hổ trợ, điều trị và dự phòng 05 lọai bệnh có nguy cơ tử vong cao như: bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và xơ vữa động mạch”. Vì thế, Trà Atiso ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều chị em phụ nữ, cánh đàn ông và cho cả gia đình.



Chọn sữa có bổ sung DHA giúp trẻ phát triển toàn diện

Tuy nhiên, việc sản xuất trà Atisô mà vẫn lưu giữ “những đặc tính quý hơn vàng” của cây Atisô là việc không phải dễ, đòi hỏi nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm lâu năm và đầu tư trang thiết bị hiện đại… điển hình là nhãn hàng Atisô Tâm Châu lưu giữ 7 tác động là một thương hiệu đang được người tiêu dùng quan tâm:

1. Bổ sung vitamin C, kali, magie tốt cho hệ tim mạch.

2. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).

3. Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

4. Giảm mức cholesterol ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch.

5. Bỏ và ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.

6. Kiểm soát lượng đường dư trong máu.

7. Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn lợi cho sức khỏe sống trong ruột

Vì những tác dụng trên, trong dân gian truyền miệng rằng Atisô là loại thảo mộc có tác dụng mát gan và giải độc gan. Trong nhiều hội thảo chuyên đề về Atisô, các lương y tiết lộ “một cách để giải nhanh rượu bia là nhờ uống trà Atisô”.

Là người tiêu dùng thông minh, chắc hẳn bạn đã biết chọn lựa trà Atisô giải khát hằng ngày làm đẹp bản thân và chăm sóc sức khỏe cả gia đình?
Nguồn Trà Atisô
Tiết lộ 7 tác động từ trà Atisô
Chi Tiết
Dùng Hoa trinh nữ chữa bệnh trĩ

Dùng Hoa trinh nữ chữa bệnh trĩ


Hoa trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, thường mọc dại ở các bờ, bụi rất dễ kiếm.

Cách làm:

- Cắt một nhón cành lá của nó, sao khô hạ thổ, rồi chưng cách thủy với khoảng một cốc rượu trắng.

- Chưng cách thủy trong cái bát (chén) ăn cơm. Sau khi chưng, rượu bay hơi, còn lại nước màu vàng sẫm.

- Phương thuốc này chia ra ngày làm 2 lần, uống liên tục trong vòng 7 ngày cơn đau trĩ giảm, máu cũng sẽ ít đi.

Hoa trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, thường mọc dại ở các bờ, bụi rất dễ kiếm.

Cách làm:

- Cắt một nhón cành lá của nó, sao khô hạ thổ, rồi chưng cách thủy với khoảng một cốc rượu trắng.

- Chưng cách thủy trong cái bát (chén) ăn cơm. Sau khi chưng, rượu bay hơi, còn lại nước màu vàng sẫm.

- Phương thuốc này chia ra ngày làm 2 lần, uống liên tục trong vòng 7 ngày cơn đau trĩ giảm, máu cũng sẽ ít đi.
Dùng Hoa trinh nữ chữa bệnh trĩ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjOaxC48pRCkmGPb5esYQeSbNge3aC1lq3cIskB5eldDU5wVPgTDSwlerf6zHwFXBjJI_U172i_F92za0eQHfOSEV00Zq5IG4J2-ba1YEeN29x451qdFyl0zvFsv55gRCZydyWZ9xhtrvxk/s72-c/giokim.com-hoa-trinh-nu-hoa_xau_ho.jpg
Chi Tiết
Dùng thuốc táo bón: Hãy thận trọng!

Dùng thuốc táo bón: Hãy thận trọng!



Khi táo bón, có thể dùng thuốc hỗ trợ nhưng vừa phải. Tránh dùng thuốc có tính tăng nhu động mạnh, gây tẩy mạnh,...

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, nhưng các triệu chứng của táo bón đều giống nhau: nước giữ lại trong lòng ruột ít, làm cho phân khô, cứng. Nhu động của ruột già giảm, khó tống phân ra. Khi đi ngoài phải rặn, đau, thậm chí bị rách hậu môn, chảy máu. Số lần đi ngoài ít (có khi phải vài ba ngày hoặc hơn), phân tụ lại ở ruột lâu, làm tái nhiễm khuẩn...

Các loại thuốc thường dùng 

Hiện nay để điều trị táo bón người ta thường dùng các loại thuốc sau:

- Loại nhuận tràng - tẩy: Thuốc làm nhuận tràng có tác dụng làm tăng nhu động ruột già (đại hoàng) còn thuốc có tác dụng tẩy lại làm tăng nhu động ruột non (docusate, phan tả diệp). Có thuốc liều thấp có tính nhuận, liều cao có tính tẩy (magiesulfat, natrisulfat).

- Loại làm tăng thể tích phân: Có tác dụng hút nước, trương nở làm thể tích phân tăng. Ví dụ thuốc agar-agar (polygala,igol, inolaxin), chế từ rau câu, chất nhầy, nhựa của cây psyllium hay cây trâm. Agar-agar dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền hơn.

- Loại giữ nước trong lòng ruột: Có tác dụng giữ lại nước trong lòng ruột nên tăng nhu động ruột, tăng thể tích và làm mềm phân. Gồm chất vô cơ (magiesulfat, natrisulfat), chất hữu cơ (sorbitol, laciol, các polyethylen glycol)...

- Loại làm trơn trực tràng: Loại này có tính trơn làm phân dễ thoát ra ngoài, gồm loại uống (dầu paraphin), dạng thụt trực tràng (gycerol).

- Loại điều hòa nhu động ruột: Khi nhu động ruột giảm (gây táo bón) thì thuốc có tác dụng kích thích, khi nhu động ruột tăng (gây tiêu chảy) thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Thường dùng trimebutin maleat (debridat).



Ăn nhiều rau xanh chống táo bón.

Và sự thận trọng khi dùng
Đối với trẻ em cần hạn chế dùng thuốc: Trước hết cần phải xem xét chế độ ăn của trẻ trước khi dùng thuốc. Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện (độ acid thấp, chưa đủ enzym, nhu động kém...) chỉ thích hợp một số loại thức ăn với lượng nhất định và tùy theo tuổi.

Nếu cho ăn không đúng sẽ gây rối loạn (đầy bụng, tiêu chảy, táo bón). Chỉ khi điều chỉnh chế độ ăn mà không hiệu quả mới dùng thuốc. Có thể dùng một số thuốc nhất định (mang tính hỗ trợ và dùng trong thời gian ngắn).

Các thuốc có thể dùng:

- Dùng thuốc chủ yếu có tính nhuận tràng: Có thể dùng thảo dược như đại hoàng, thảo quyết minh. Cách dùng đại hoàng: sao vàng, giã thành bột vừa. Hãm bằng nước sôi, để nguội, rồi uống. Lúc đầu dùng 0,5g. Nếu chưa đạt, tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả.

Giữ nguyên liều ấy trong 7 - 10 ngày. Có thể phối hợp đại hoàng với thảo quyết minh tươi (mỗi thứ 50%) hãm như trên. Chất gây nhuận anthraquinon có trong các thảo dược này dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, không sao quá lửa (quá vàng, cháy) làm mất tác dụng. Nên dùng loại sao, cắt lát sẵn ở hiệu thuốc Đông Y.

- Dùng loại thuốc làm tăng thể tích phân: Dùng agar- agar. Cho chúng vào nước sạch (lượng nước sạch gấp 10-20 lần lượng agar), đun chín. Cho trẻ ăn loại thạch chín này.

- Dùng loại chất hữu cơ giữ nước trong lòng ruột có tác dụng êm dịu. Liều dùng cho trẻ em bằng 1/3 liều người lớn: forlat, sorbitol, lactiol... Không dùng trong các chứng ruột kết, tắc ruột, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

- Dùng loại thuốc thụt làm trơn trực tràng: gycerol (rectiofar). Không dùng nhiều, kéo dài vì có thể gây kích ứng.

Không được hoặc không nên dùng các thuốc sau cho trẻ em: docusate, bisacodyl (vì thuốc có tính tẩy mạnh, làm mất nước, gây suy kiệt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi), magiesulfat, natrisulfat: (dùng liều thấp có tính nhuận, tuy nhiên trong quá trình bảo quản, thuốc thường chuyển sang dạng khan có tác dụng mạnh gấp đôi loại ngậm nước nên khó điều chỉnh liều, dễ gây hại), boldolaxin, boldoflorin (chỉ dùng cho người lớn), dầu paraphin (do tính chất thuốc có mùi khó chịu, đặc nên trẻ khó uống), trimebutin maleat (có thể làm cho trẻ bị lệ thuộc vào thuốc, không chủ động phát huy chức năng tiêu hóa. Nếu cần, thầy thuốc có thể cho dùng hỗ trợ, liều vừa đủ, trong thời gian ngắn).

Thận trọng dùng cho người già: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa suy giảm (độ acid thấp, enzym tiêu hóa, nhu động ruột giảm) nên cần dùng thức ăn mềm, nấu kỹ, cân đối chất (đạm - protit - glucid - rau quả). Trong mỗi loại nên chọn lựa thích hợp (ví dụ ăn đạm thực vật, ăn cá nhiều hơn thịt, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước...).

Khi táo bón, có thể dùng thuốc hỗ trợ nhưng vừa phải. Tránh dùng thuốc có tính tăng nhu động mạnh, gây tẩy mạnh, làm mất nhiều nước, dễ dẫn đến suy kiệt. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết vẫn có thể dùng loại mạnh, nhưng chỉ dùng liều vừa đủ, trong thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo DS Bùi Văn Uy - Sức khỏe & Đời sống


Khi táo bón, có thể dùng thuốc hỗ trợ nhưng vừa phải. Tránh dùng thuốc có tính tăng nhu động mạnh, gây tẩy mạnh,...

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, nhưng các triệu chứng của táo bón đều giống nhau: nước giữ lại trong lòng ruột ít, làm cho phân khô, cứng. Nhu động của ruột già giảm, khó tống phân ra. Khi đi ngoài phải rặn, đau, thậm chí bị rách hậu môn, chảy máu. Số lần đi ngoài ít (có khi phải vài ba ngày hoặc hơn), phân tụ lại ở ruột lâu, làm tái nhiễm khuẩn...

Các loại thuốc thường dùng 

Hiện nay để điều trị táo bón người ta thường dùng các loại thuốc sau:

- Loại nhuận tràng - tẩy: Thuốc làm nhuận tràng có tác dụng làm tăng nhu động ruột già (đại hoàng) còn thuốc có tác dụng tẩy lại làm tăng nhu động ruột non (docusate, phan tả diệp). Có thuốc liều thấp có tính nhuận, liều cao có tính tẩy (magiesulfat, natrisulfat).

- Loại làm tăng thể tích phân: Có tác dụng hút nước, trương nở làm thể tích phân tăng. Ví dụ thuốc agar-agar (polygala,igol, inolaxin), chế từ rau câu, chất nhầy, nhựa của cây psyllium hay cây trâm. Agar-agar dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền hơn.

- Loại giữ nước trong lòng ruột: Có tác dụng giữ lại nước trong lòng ruột nên tăng nhu động ruột, tăng thể tích và làm mềm phân. Gồm chất vô cơ (magiesulfat, natrisulfat), chất hữu cơ (sorbitol, laciol, các polyethylen glycol)...

- Loại làm trơn trực tràng: Loại này có tính trơn làm phân dễ thoát ra ngoài, gồm loại uống (dầu paraphin), dạng thụt trực tràng (gycerol).

- Loại điều hòa nhu động ruột: Khi nhu động ruột giảm (gây táo bón) thì thuốc có tác dụng kích thích, khi nhu động ruột tăng (gây tiêu chảy) thì thuốc lại có tác dụng ức chế. Thường dùng trimebutin maleat (debridat).



Ăn nhiều rau xanh chống táo bón.

Và sự thận trọng khi dùng
Đối với trẻ em cần hạn chế dùng thuốc: Trước hết cần phải xem xét chế độ ăn của trẻ trước khi dùng thuốc. Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện (độ acid thấp, chưa đủ enzym, nhu động kém...) chỉ thích hợp một số loại thức ăn với lượng nhất định và tùy theo tuổi.

Nếu cho ăn không đúng sẽ gây rối loạn (đầy bụng, tiêu chảy, táo bón). Chỉ khi điều chỉnh chế độ ăn mà không hiệu quả mới dùng thuốc. Có thể dùng một số thuốc nhất định (mang tính hỗ trợ và dùng trong thời gian ngắn).

Các thuốc có thể dùng:

- Dùng thuốc chủ yếu có tính nhuận tràng: Có thể dùng thảo dược như đại hoàng, thảo quyết minh. Cách dùng đại hoàng: sao vàng, giã thành bột vừa. Hãm bằng nước sôi, để nguội, rồi uống. Lúc đầu dùng 0,5g. Nếu chưa đạt, tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả.

Giữ nguyên liều ấy trong 7 - 10 ngày. Có thể phối hợp đại hoàng với thảo quyết minh tươi (mỗi thứ 50%) hãm như trên. Chất gây nhuận anthraquinon có trong các thảo dược này dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, không sao quá lửa (quá vàng, cháy) làm mất tác dụng. Nên dùng loại sao, cắt lát sẵn ở hiệu thuốc Đông Y.

- Dùng loại thuốc làm tăng thể tích phân: Dùng agar- agar. Cho chúng vào nước sạch (lượng nước sạch gấp 10-20 lần lượng agar), đun chín. Cho trẻ ăn loại thạch chín này.

- Dùng loại chất hữu cơ giữ nước trong lòng ruột có tác dụng êm dịu. Liều dùng cho trẻ em bằng 1/3 liều người lớn: forlat, sorbitol, lactiol... Không dùng trong các chứng ruột kết, tắc ruột, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

- Dùng loại thuốc thụt làm trơn trực tràng: gycerol (rectiofar). Không dùng nhiều, kéo dài vì có thể gây kích ứng.

Không được hoặc không nên dùng các thuốc sau cho trẻ em: docusate, bisacodyl (vì thuốc có tính tẩy mạnh, làm mất nước, gây suy kiệt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi), magiesulfat, natrisulfat: (dùng liều thấp có tính nhuận, tuy nhiên trong quá trình bảo quản, thuốc thường chuyển sang dạng khan có tác dụng mạnh gấp đôi loại ngậm nước nên khó điều chỉnh liều, dễ gây hại), boldolaxin, boldoflorin (chỉ dùng cho người lớn), dầu paraphin (do tính chất thuốc có mùi khó chịu, đặc nên trẻ khó uống), trimebutin maleat (có thể làm cho trẻ bị lệ thuộc vào thuốc, không chủ động phát huy chức năng tiêu hóa. Nếu cần, thầy thuốc có thể cho dùng hỗ trợ, liều vừa đủ, trong thời gian ngắn).

Thận trọng dùng cho người già: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa suy giảm (độ acid thấp, enzym tiêu hóa, nhu động ruột giảm) nên cần dùng thức ăn mềm, nấu kỹ, cân đối chất (đạm - protit - glucid - rau quả). Trong mỗi loại nên chọn lựa thích hợp (ví dụ ăn đạm thực vật, ăn cá nhiều hơn thịt, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước...).

Khi táo bón, có thể dùng thuốc hỗ trợ nhưng vừa phải. Tránh dùng thuốc có tính tăng nhu động mạnh, gây tẩy mạnh, làm mất nhiều nước, dễ dẫn đến suy kiệt. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết vẫn có thể dùng loại mạnh, nhưng chỉ dùng liều vừa đủ, trong thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo DS Bùi Văn Uy - Sức khỏe & Đời sống
Dùng thuốc táo bón: Hãy thận trọng!
Chi Tiết
Quả gấc vị thuốc chữa bệnh trĩ.

Quả gấc vị thuốc chữa bệnh trĩ.



Là loài cây thuộc thân dây leo có tác dụng làm thực phẩm, làm đẹp và công dụng trị trĩ được truyền từ đời ông cha ta cho đến nay.

Cách làm:Nhân hạt gấc 40 g giã nát, trộn với một ít dấm thanh rồi bọc vào vải, đắp búi trĩ.


Xem Thêm:


Là loài cây thuộc thân dây leo có tác dụng làm thực phẩm, làm đẹp và công dụng trị trĩ được truyền từ đời ông cha ta cho đến nay.

Cách làm:Nhân hạt gấc 40 g giã nát, trộn với một ít dấm thanh rồi bọc vào vải, đắp búi trĩ.


Xem Thêm:
Quả gấc vị thuốc chữa bệnh trĩ.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEilKhlVSWYGmjlhGMr5JH6WO3l8u5w0QMbZgi3L9yetdJ7Zeaic1H9bEOkbzhv3jSIBmbidfS6u9gH_OcBJyQ3PlEMvcpmvvaRaZBBEFC8YhRZQLTHKZPnlEQv-qf716_7ed_Zxhm7dKGA/s72-c/1-gac-lai-cao-san-2387-1392800528-1392860450020.jpg
Chi Tiết
Vị thuốc chữa bệnh trĩ từ Cây lộc vừng

Vị thuốc chữa bệnh trĩ từ Cây lộc vừng


Lộc vừng là loài thuộc chi lộc vừng , là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc.
Cách làm:

- Lấy khoảng 20gr lá lộc vừng ( lưu ý cần phải chọn những lá không non quá, không già quá. Sau đó rửasạch với nước, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo.

- Buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).

Lộc vừng là loài thuộc chi lộc vừng , là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc.
Cách làm:

- Lấy khoảng 20gr lá lộc vừng ( lưu ý cần phải chọn những lá không non quá, không già quá. Sau đó rửasạch với nước, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo.

- Buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).
Vị thuốc chữa bệnh trĩ từ Cây lộc vừng
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEicnjkZwZBti0DaEhnFmgt_vwKKN2WAXa6ol3iLq6AunhW9vBamb4iw3C2SESTWthC008fzVA5d3jYlQ6sSgPaBBm7ceW56tknfExDtMzu1WHKhojFd80h1JQ7iGBqcRw6fRf7YbfGZ5bY/s72-c/619736.jpeg
Chi Tiết
Dấu Hiệu Để Nhận Biết Bệnh Chân Tay Miệng

Dấu Hiệu Để Nhận Biết Bệnh Chân Tay Miệng

Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.

Vì thế, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng, áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế và cũng hướng dẫn người dân tự theo dõi để phát hiện khi con có dấu hiệu nghi ngờ, kịp thời đưa bé đi khám bệnh và theo dõi nguy cơ biến chứng.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da.

1.Bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2.Các bệnh có biểu hiện loét miệng

Viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Ngoài ra ở chân, tay không xuất hiện các nốt phỏng như bệnh tay chân miệng.
3.Các bệnh có phát ban da

Sốt phát ban biểu hiện là các ban màu hồng xen kẽ ít, dạng sẩn và bệnh nhân thường có hạch sau tai.

Với bệnh dị ứng, toàn thân trẻ nổi ban hồng đa dạng nhưng không có nốt phỏng nước điển hình như tay chân miệng.

Với bệnh viêm da mủ thì các ban đỏ và có mủ đục.

Với bệnh thuỷ đậu, dấu hiệu điển hình là xuất hiện phỏng nước rải rác toàn thân. Còn với tay chân miệng thì ban phỏng nước xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.
Chưa năm nào dịch tay chân miệng nóng như năm nay với hơn 20.000 ca mắc, 56 trường hợp tử vong. Đáng nói, dấu hiệu bệnh rất điển hình nhưng nhiều người vẫn nhầm với các bệnh có phát ban khác, nên không theo dõi chặt để kịp thời phát hiện biến chứng.

Vì thế, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng, áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế và cũng hướng dẫn người dân tự theo dõi để phát hiện khi con có dấu hiệu nghi ngờ, kịp thời đưa bé đi khám bệnh và theo dõi nguy cơ biến chứng.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da.

1.Bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

- Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2.Các bệnh có biểu hiện loét miệng

Viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Ngoài ra ở chân, tay không xuất hiện các nốt phỏng như bệnh tay chân miệng.
3.Các bệnh có phát ban da

Sốt phát ban biểu hiện là các ban màu hồng xen kẽ ít, dạng sẩn và bệnh nhân thường có hạch sau tai.

Với bệnh dị ứng, toàn thân trẻ nổi ban hồng đa dạng nhưng không có nốt phỏng nước điển hình như tay chân miệng.

Với bệnh viêm da mủ thì các ban đỏ và có mủ đục.

Với bệnh thuỷ đậu, dấu hiệu điển hình là xuất hiện phỏng nước rải rác toàn thân. Còn với tay chân miệng thì ban phỏng nước xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.
Dấu Hiệu Để Nhận Biết Bệnh Chân Tay Miệng
Chi Tiết
Táo bón ở phụ nữ mang thai

Táo bón ở phụ nữ mang thai


 DS. Thân Mỹ Linh
  Thông tin thuốc, phòng Dược lâm sàng – BV Từ Dũ

I. Tổng quan về bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai:
Định nghĩa:
Theo NIDDK (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), táo bón được định nghĩa lâm sàng khi có bất kỳ hai trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó
- Căng thẳng trong thời gian đi tiêu
- Phân cứng và khô
- Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
- Cảm giác bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở
- Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần

Nguyên nhân thường gây táo bón ở phụ nữ có thai
- Do hormon thai kỳ là progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
- Sử dụng viên sắt bổ sung
- Mệt mỏi, hạn chế vận động
- Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
- Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón: nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Hậu quả
- Chèn ép, loét trực tràng
- Nứt hậu môn, phì đại ruột già, bệnh trĩ.
- Xoắn ruột, ung thư biểu mô ruột kết.

II. Phòng ngừa và điều trị  táo bón ở phụ nữ mang thai:
1. Biện pháp không dùng thuốc
- Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.
- Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn.
- Hiện nay một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng để tránh táo bón ở phụ nữ có thai đó là synbiotics.

Vài nét về synbiotics:

Synbiotics là sự kết hợp của probotics và prebiotics.

Probiotics bao gồm những vi sinh vật sống có vai trò thiết lập cân bằng vi sinh vật đường  ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, sản xuất các vitamin và men tiêu hóa các chất, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch …

Prebiotic tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Thành phần của prebiotics là các oligosaccharides có cấu tạo là chuỗi 3-10 đơn vị đường đơn như: galactose, fructose, glucose... Các oligo-saccharide này không được thủy phân trong ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotics bao gồm: ngũ cốc, tỏi, trái cây, hành tây, các loại đậu, các loại hạt, mật ong

Ưu điểm của prebiotics
- Nguồn cung cấp thức ăn cho các probiotics.

- Tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa.

- Tăng  hấp thu Canxi và khoáng chất do trong quá trình lên men tại ruột già, các oligosaccharid sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, tạo môi trường axit nhẹ ở  ruột già.

- Quá trình lên men cũng sản sinh ra khí hơi và nước có tác dụng làm cho phân mềm và  xốp phòng chống táo bón, đồng thời tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải phân mỗi ngày.
Nhiều nhãn hiệu sữa và bột dinh dưỡng của các công ty Vinamilk, Bibica, Yakult, Dutch Lady, Abbott, Nutifood đã có bổ sung probiotic và prebiotic.

2. Các nhóm thuốc nhuận tràng:

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng

- Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc nhuận tràng thì bệnh nhân không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều  ngày và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng.

- Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi người bệnh đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.
- Khi sử dụng các thuốc nhuận tràng điều quan trọng là người bệnh cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh bị táo bón dội ngược.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

2.1. Nhuận tràng cơ học
Các chất trong nhóm này gồm: cellulose, agar-agar, hemicellulose, gomme  sterculia…
Đặc điểm: không hoà tan, không hấp thu trong ruột, có khả năng hấp thu nước và làm tăng thể tích phân.
Thời gian khởi đầu tác dụng: 1 – 3 ngày.

Chú ý
- Do cơ chế tạo khối nên thuốc có thể cản trở sự hấp thu của một số chất.
- Thuốc có thời gian khởi phát tác động chậm nên chỉ sử dụng để dự phòng và điều trị  táo bón mãn tính.
- Thuốc chỉ tác động tại chỗ nên ưu tiên sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Đối với một số người, thuốc có thể gây phình ruột và trung tiện.

2.2 Nhuận tràng thẩm thấu

Đặcđiểm: là các chất không hấp thu, có tính thẩm thấu gây giữ nước trong lòng ruột.
Thời gian khởi phát tác động:

1. Muối natri, muối magie, glycerin, sorbitol

Dạng thụt trực tràng: 15 – 30 phút
Dạng uống:2 – 6 giờ

2. Lactullose, macrogol 4000: 1 – 3 ngày

Dạng dùng và liều dùng: 

- Các muối natri, magie thường được bào chế dạng kết hợp 2 hay nhiều chất

Sorbitol + Natri citrate + nước cất (Bibonlax®)
Monobasic Na phosphat + dibasic Na phosphat (Fleet phospho soda®)

- Glycerin  (Rectiofar®)

Thụt trực tràng dung dịch 60% : 3ml

- Sorbitol:

Dung dịch uống 70%: 15ml
Thụt trực tràng dung dịch 25%: 120ml

- Lactullose (Duphalac®): 1-2 gói/ngày có thể tăng lên đến 4 gói
- Macrogol 4000 (Forlax® 4000): 1-2 gói/ngày

Chú ý
- Không sử dụng lâu dài các chế phẩm muối Natri cho phụ nữ có thai bị cao huyết áp

- Muối phosphat là giảm calci huyết và tăng phosphat huyết nên thận trọng khi sử dụng muối phosphat cho người có bệnh tim, co giật, giảm calci huyết

2.3. Nhuận tràng kích thích

Cơ chế: làm tăng nhu động ở ruột non (dầu thầu dầu) hoặc ruột già (anthraquinon, bisacodyl, picosulfate …)
Thời gian khởi phát tác động: 6- 12 giờ sau khi uống
Liều dùng thay đổi theo từng bệnh nhân.
Chỉ định:

  Giảm co thắt khi đi tiêu (sau phẫu thuật…)
  Giảm cảm giác đau (có thương tổn ở hậu môn: nứt hậu môn,  trĩ…)
Các chất anthraquinon, bisacodyl, picosulfate được phân loại nhóm B cho phụ nữ có  thai.

2.4. Nhuận tràng làm trơn

Đặcđiểm: dầu parafin là chất có độ nhớt cao, tác động chủ yếu ở ruột già, làm cho phân trong ruột trơn hơn, giảm căng thẳng do đi tiêu ở người mắc bệnh tim mạch.
Thời gian khởi đầu tác dụng: 1-3 ngày.
Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai do: 
-  Dầu parafin ảnh hưởng tới sự hấp thu các thuốc tan trong dầu và các vitamin tan trong dầu.
-  Không nên uống dầu parafin trước khi đi ngủ hoặc ở tư thế nằm (do nếu qua đường hô hấp sẽ gây ra bệnh viêm phế quản không điển hình)

2.5. Nhuận tràng làm mềm phân
Đặc điểm: muối docusate là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá khối phân, làm mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn trong phân.
Sử dụng nhằm tránh phản xạ rặn ở bệnh nhân do bệnh lý tim mạch, sau phẫu thuật...
Thời gian khởi phát tác dụng: 1-3 ngày.
Liều dùng: 
- Phòng ngừa táo bón: 50-360mg/ngày (docusate natri), 240 mg (docusate kali).
- Thụt tháo trực tràng: 50-120mg.
Tác dụng phụ: đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn.
Phân loại nhóm C cho phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc
Không sử dụng kết hợp docusate và dầu parafin do docusate là chất diện hoạt làm tăng hấp thu dầu parafin trong lòng ruột gây ngộ độc gan.
 
Tài liệu tham khảo

1. Martindale, the complete drug reference, 35th edition.
2. http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/constipation/
3. http://www.gastro.org/patient-center/digestive-conditions/constipation
4. http://fda.gov
5. http://mims.com
6.  http://en.wikipedia.org/wiki/Prebiotic_(nutrition)

 DS. Thân Mỹ Linh
  Thông tin thuốc, phòng Dược lâm sàng – BV Từ Dũ

I. Tổng quan về bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai:
Định nghĩa:
Theo NIDDK (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), táo bón được định nghĩa lâm sàng khi có bất kỳ hai trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó
- Căng thẳng trong thời gian đi tiêu
- Phân cứng và khô
- Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
- Cảm giác bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở
- Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần

Nguyên nhân thường gây táo bón ở phụ nữ có thai
- Do hormon thai kỳ là progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
- Sử dụng viên sắt bổ sung
- Mệt mỏi, hạn chế vận động
- Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
- Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón: nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Hậu quả
- Chèn ép, loét trực tràng
- Nứt hậu môn, phì đại ruột già, bệnh trĩ.
- Xoắn ruột, ung thư biểu mô ruột kết.

II. Phòng ngừa và điều trị  táo bón ở phụ nữ mang thai:
1. Biện pháp không dùng thuốc
- Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như đậu, cám, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh.
- Uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn.
- Hiện nay một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng để tránh táo bón ở phụ nữ có thai đó là synbiotics.

Vài nét về synbiotics:

Synbiotics là sự kết hợp của probotics và prebiotics.

Probiotics bao gồm những vi sinh vật sống có vai trò thiết lập cân bằng vi sinh vật đường  ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, sản xuất các vitamin và men tiêu hóa các chất, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch …

Prebiotic tự bản thân không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Thành phần của prebiotics là các oligosaccharides có cấu tạo là chuỗi 3-10 đơn vị đường đơn như: galactose, fructose, glucose... Các oligo-saccharide này không được thủy phân trong ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn. Các nguồn thực phẩm giàu prebiotics bao gồm: ngũ cốc, tỏi, trái cây, hành tây, các loại đậu, các loại hạt, mật ong

Ưu điểm của prebiotics
- Nguồn cung cấp thức ăn cho các probiotics.

- Tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa.

- Tăng  hấp thu Canxi và khoáng chất do trong quá trình lên men tại ruột già, các oligosaccharid sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, tạo môi trường axit nhẹ ở  ruột già.

- Quá trình lên men cũng sản sinh ra khí hơi và nước có tác dụng làm cho phân mềm và  xốp phòng chống táo bón, đồng thời tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải phân mỗi ngày.
Nhiều nhãn hiệu sữa và bột dinh dưỡng của các công ty Vinamilk, Bibica, Yakult, Dutch Lady, Abbott, Nutifood đã có bổ sung probiotic và prebiotic.

2. Các nhóm thuốc nhuận tràng:

Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc nhuận tràng

- Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc nhuận tràng thì bệnh nhân không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều  ngày và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng.

- Chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi người bệnh đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.
- Khi sử dụng các thuốc nhuận tràng điều quan trọng là người bệnh cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh bị táo bón dội ngược.

Sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ có thai
- Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
- Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
- Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

2.1. Nhuận tràng cơ học
Các chất trong nhóm này gồm: cellulose, agar-agar, hemicellulose, gomme  sterculia…
Đặc điểm: không hoà tan, không hấp thu trong ruột, có khả năng hấp thu nước và làm tăng thể tích phân.
Thời gian khởi đầu tác dụng: 1 – 3 ngày.

Chú ý
- Do cơ chế tạo khối nên thuốc có thể cản trở sự hấp thu của một số chất.
- Thuốc có thời gian khởi phát tác động chậm nên chỉ sử dụng để dự phòng và điều trị  táo bón mãn tính.
- Thuốc chỉ tác động tại chỗ nên ưu tiên sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Đối với một số người, thuốc có thể gây phình ruột và trung tiện.

2.2 Nhuận tràng thẩm thấu

Đặcđiểm: là các chất không hấp thu, có tính thẩm thấu gây giữ nước trong lòng ruột.
Thời gian khởi phát tác động:

1. Muối natri, muối magie, glycerin, sorbitol

Dạng thụt trực tràng: 15 – 30 phút
Dạng uống:2 – 6 giờ

2. Lactullose, macrogol 4000: 1 – 3 ngày

Dạng dùng và liều dùng: 

- Các muối natri, magie thường được bào chế dạng kết hợp 2 hay nhiều chất

Sorbitol + Natri citrate + nước cất (Bibonlax®)
Monobasic Na phosphat + dibasic Na phosphat (Fleet phospho soda®)

- Glycerin  (Rectiofar®)

Thụt trực tràng dung dịch 60% : 3ml

- Sorbitol:

Dung dịch uống 70%: 15ml
Thụt trực tràng dung dịch 25%: 120ml

- Lactullose (Duphalac®): 1-2 gói/ngày có thể tăng lên đến 4 gói
- Macrogol 4000 (Forlax® 4000): 1-2 gói/ngày

Chú ý
- Không sử dụng lâu dài các chế phẩm muối Natri cho phụ nữ có thai bị cao huyết áp

- Muối phosphat là giảm calci huyết và tăng phosphat huyết nên thận trọng khi sử dụng muối phosphat cho người có bệnh tim, co giật, giảm calci huyết

2.3. Nhuận tràng kích thích

Cơ chế: làm tăng nhu động ở ruột non (dầu thầu dầu) hoặc ruột già (anthraquinon, bisacodyl, picosulfate …)
Thời gian khởi phát tác động: 6- 12 giờ sau khi uống
Liều dùng thay đổi theo từng bệnh nhân.
Chỉ định:

  Giảm co thắt khi đi tiêu (sau phẫu thuật…)
  Giảm cảm giác đau (có thương tổn ở hậu môn: nứt hậu môn,  trĩ…)
Các chất anthraquinon, bisacodyl, picosulfate được phân loại nhóm B cho phụ nữ có  thai.

2.4. Nhuận tràng làm trơn

Đặcđiểm: dầu parafin là chất có độ nhớt cao, tác động chủ yếu ở ruột già, làm cho phân trong ruột trơn hơn, giảm căng thẳng do đi tiêu ở người mắc bệnh tim mạch.
Thời gian khởi đầu tác dụng: 1-3 ngày.
Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai do: 
-  Dầu parafin ảnh hưởng tới sự hấp thu các thuốc tan trong dầu và các vitamin tan trong dầu.
-  Không nên uống dầu parafin trước khi đi ngủ hoặc ở tư thế nằm (do nếu qua đường hô hấp sẽ gây ra bệnh viêm phế quản không điển hình)

2.5. Nhuận tràng làm mềm phân
Đặc điểm: muối docusate là các chất diện hoạt có khả năng nhũ hoá khối phân, làm mềm phân do mỡ và nước trộn lẫn trong phân.
Sử dụng nhằm tránh phản xạ rặn ở bệnh nhân do bệnh lý tim mạch, sau phẫu thuật...
Thời gian khởi phát tác dụng: 1-3 ngày.
Liều dùng: 
- Phòng ngừa táo bón: 50-360mg/ngày (docusate natri), 240 mg (docusate kali).
- Thụt tháo trực tràng: 50-120mg.
Tác dụng phụ: đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn.
Phân loại nhóm C cho phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc
Không sử dụng kết hợp docusate và dầu parafin do docusate là chất diện hoạt làm tăng hấp thu dầu parafin trong lòng ruột gây ngộ độc gan.
 
Tài liệu tham khảo

1. Martindale, the complete drug reference, 35th edition.
2. http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/constipation/
3. http://www.gastro.org/patient-center/digestive-conditions/constipation
4. http://fda.gov
5. http://mims.com
6.  http://en.wikipedia.org/wiki/Prebiotic_(nutrition)
Táo bón ở phụ nữ mang thai
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi3PngFTOl5ob44rIPnhcw_8UkBkQCJL_F3pxdjatNAV1KR-kfQOQ8SedOc3Q0Jhf4G_758lEe1hvIWGU82vv_cJR5R7uzdkroY80lq-waoOuVG1vhHHPC25O-BTmRxp4HlksnecwxFURn7/s72-c/giokim.com-do-muop-dang-co-the-kich-thich-tu-cung-dan-den-sinh-non-nen-khong-la-thuc-pham-dinh-duong-cho-phu-nu-mang-thai.jpg
Chi Tiết
Táo bón - bệnh không đơn giản

Táo bón - bệnh không đơn giản



Khi gặp hiện tượng táo bón, đa số người cho rằng nó không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự điều trị vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị bệnh trĩ, sa niêm mạc trực tràng...


Cũng giống như nhiều bệnh nhân khác, anh T. đến phòng khám tiêu hóa với triệu chứng táo bón kéo dài, đã dùng nhiều loại thuốc nhuận tràng nhưng bệnh không khỏi, đến khi thấy mỗi lần đi ngoài bị chảy máu, anh mới đi gặp bác sĩ...

Theo BS Nguyễn Bạch Đằng, tuy táo bón chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Nếu để hiện tượng này kéo dài và không được điều trị đúng sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề.



Táo bón ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, nguyên nhân gây táo bón như mất nước do sốt cao, hậu phẫu gây ra tình trạng mất nước. Một số bệnh nhân bị mắc táo bón do dùng các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine, oxycodone; các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene, imipramine; các thuốc chống động kinh như phenytoin và carbamazepine..., hay có thói quen xấu như “nhịn” đi đại tiện. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi đại tiện thường xuyên sẽ dẫn đến táo bón. Chế độ ăn ít chất xơ cũng là một nguyên nhân nữa gây nên táo bón. Táo bón - bệnh không đơn gián

Vậy nên làm thế nào để xử trí kịp thời?
Ngoài một số nguyên nhân gây táo bón do ăn uống, lối sống..., người bị táo bón cần đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
+ Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

+ Nếu do ăn uống không hợp lý cần cải thiện việc ăn uống, ăn nhiều chất xơ, chất bã, uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ ngày), ăn thêm các sản phẩm nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, khoai lang, mướp..., kiêng uống trà đặc, cà-phê, rượu.

+ Nếu do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì cần khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn, không mót cũng đi đại tiện đúng giờ để tạo lập dần phản xạ đi ngoài.



Táo bón ở người lớn

Cuối cùng là việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tùy theo cơ chế tác dụng đó là: chất xơ và chất nhầy (sợi thức ăn, thạch agar agar), thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (dầu vaselin hoặc paraphin), các thuốc nhuận tràng thẩm thấu (forlax, fortrans). Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động (phenolphtalein, bisacodyl), thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ (thuốc đạn glycerin, thuốc đạn có bysacodyl), khi sử dụng các thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này không được dùng quá một tuần.

Thói quen tốt là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.Nên ăn uống như thế nao khi bị bệnh trĩ.

TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Bệnh viện Nhân Dân 115


Xem Thêm:


Khi gặp hiện tượng táo bón, đa số người cho rằng nó không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự điều trị vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị bệnh trĩ, sa niêm mạc trực tràng...


Cũng giống như nhiều bệnh nhân khác, anh T. đến phòng khám tiêu hóa với triệu chứng táo bón kéo dài, đã dùng nhiều loại thuốc nhuận tràng nhưng bệnh không khỏi, đến khi thấy mỗi lần đi ngoài bị chảy máu, anh mới đi gặp bác sĩ...

Theo BS Nguyễn Bạch Đằng, tuy táo bón chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Nếu để hiện tượng này kéo dài và không được điều trị đúng sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề.



Táo bón ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, nguyên nhân gây táo bón như mất nước do sốt cao, hậu phẫu gây ra tình trạng mất nước. Một số bệnh nhân bị mắc táo bón do dùng các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine, oxycodone; các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene, imipramine; các thuốc chống động kinh như phenytoin và carbamazepine..., hay có thói quen xấu như “nhịn” đi đại tiện. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi đại tiện thường xuyên sẽ dẫn đến táo bón. Chế độ ăn ít chất xơ cũng là một nguyên nhân nữa gây nên táo bón. Táo bón - bệnh không đơn gián

Vậy nên làm thế nào để xử trí kịp thời?
Ngoài một số nguyên nhân gây táo bón do ăn uống, lối sống..., người bị táo bón cần đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
+ Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

+ Nếu do ăn uống không hợp lý cần cải thiện việc ăn uống, ăn nhiều chất xơ, chất bã, uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ ngày), ăn thêm các sản phẩm nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, khoai lang, mướp..., kiêng uống trà đặc, cà-phê, rượu.

+ Nếu do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì cần khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn, không mót cũng đi đại tiện đúng giờ để tạo lập dần phản xạ đi ngoài.



Táo bón ở người lớn

Cuối cùng là việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tùy theo cơ chế tác dụng đó là: chất xơ và chất nhầy (sợi thức ăn, thạch agar agar), thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (dầu vaselin hoặc paraphin), các thuốc nhuận tràng thẩm thấu (forlax, fortrans). Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động (phenolphtalein, bisacodyl), thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ (thuốc đạn glycerin, thuốc đạn có bysacodyl), khi sử dụng các thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này không được dùng quá một tuần.

Thói quen tốt là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.Nên ăn uống như thế nao khi bị bệnh trĩ.

TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Bệnh viện Nhân Dân 115


Xem Thêm:
Táo bón - bệnh không đơn giản
Chi Tiết
CÂY CỐC TINH THẢO DÙNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT, TAI, RĂNG, HỌNG THẾ NÀO?

CÂY CỐC TINH THẢO DÙNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT, TAI, RĂNG, HỌNG THẾ NÀO?

Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống 
Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L.
Thuộc họ Cốc tinh thảo Eriocaulaceae.

Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau.
Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.

A. Mô tả cây
Cỏ đuôi công là một loại cỏ nhỏ, sống hằng năm, rễ chùm, thân rất ngắn. Lá mọc vòng, dẹt, dài 4-35cm, rộng 0,2-1cm, nhẵn, nhiều gân dọc. Cán hoa dài 10-55cm. Hoa hình đầu hay hình trứng, đường kính 4-6mm, dài 4-7mm.
Ở ta cũng như tại Trung Quốc, người ta còn dùng toàn cây hay nụ hoa của nhiều cây thuộc loài khác nhau như Eriocaulon buergenianum Koern., E.sieboldianun Sieb. et Zucc .ex Steud.,E. wallichianum Mart. và E. austrle R. Br.

B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, và Lạng Sơn.
Vào mùa hạ và mùa thu, tốt nhất là vào mùa thu, hái cán mang hoa, rửa sạch đất, bùn, phơi khô, bó thành từng bó.
Nếu chỉ dùng hoa bỏ cán đi thì gọi là cốc tinh châu.

C. Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ cốc tinh thảo có vị cay, ngọt, tính hơi ôn, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khứ phong thanh nhiệt sáng mắt. Dùng chữa các chứng ho phong nhiệt và mắt đau, đầu nhức, răng đau, cổ họng đau. Hiện nay cốc tinh thảo còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để:
1. Chữa những trường hợp đau mắt, nhức mắt.
2. Chữa nhức đầu, sốt và thông tiểu tiện.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Đơn thuốc có cốc tinh thảo
Chữa viêm kết mạc, viêm giác mạc: cốc tinh thảo, phòng phong (Siler divaricatum), hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).
Chữa thiên đầu thống:
Cốc tinh thảo 10g, tán nhỏ trộn với hồ dán vào nơi đau.

Chữa nhức đầu, nhức lông mày:

Cốc tinh thảo 8g, địa long (giun đất) 12g, nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ mỗi lần lấy 4g đốt lấy khói hun vào lỗ mũi bên đau
Còn gọi là cỏ đuôi công, cây cốc tinh, cỏ dùi trống 
Tên khoa học Eriocaulon sexangulare L.
Thuộc họ Cốc tinh thảo Eriocaulaceae.

Cốc tinh thảo (Scapus Eriocauli) là cán mang hoa phơi hay sấy khô của cây cốc tinh thảo hay cây cỏ đuôi công, hay cây cốc tinh. Ta còn dùng cán mang hoa của một số loài Eriocaulon khác có hình dáng giống nhau.
Tên cốc tinh vì người ta thấy sau khi lúa đã gặt rồi thì cây này xuất hiện, do đó cho là cốc tinh của lúa mọc lên.

A. Mô tả cây
Cỏ đuôi công là một loại cỏ nhỏ, sống hằng năm, rễ chùm, thân rất ngắn. Lá mọc vòng, dẹt, dài 4-35cm, rộng 0,2-1cm, nhẵn, nhiều gân dọc. Cán hoa dài 10-55cm. Hoa hình đầu hay hình trứng, đường kính 4-6mm, dài 4-7mm.
Ở ta cũng như tại Trung Quốc, người ta còn dùng toàn cây hay nụ hoa của nhiều cây thuộc loài khác nhau như Eriocaulon buergenianum Koern., E.sieboldianun Sieb. et Zucc .ex Steud.,E. wallichianum Mart. và E. austrle R. Br.

B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những nơi ẩm thấp tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, và Lạng Sơn.
Vào mùa hạ và mùa thu, tốt nhất là vào mùa thu, hái cán mang hoa, rửa sạch đất, bùn, phơi khô, bó thành từng bó.
Nếu chỉ dùng hoa bỏ cán đi thì gọi là cốc tinh châu.

C. Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu

D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ cốc tinh thảo có vị cay, ngọt, tính hơi ôn, vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khứ phong thanh nhiệt sáng mắt. Dùng chữa các chứng ho phong nhiệt và mắt đau, đầu nhức, răng đau, cổ họng đau. Hiện nay cốc tinh thảo còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để:
1. Chữa những trường hợp đau mắt, nhức mắt.
2. Chữa nhức đầu, sốt và thông tiểu tiện.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Đơn thuốc có cốc tinh thảo
Chữa viêm kết mạc, viêm giác mạc: cốc tinh thảo, phòng phong (Siler divaricatum), hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 1-2g (kinh nghiệm nhân dân).
Chữa thiên đầu thống:
Cốc tinh thảo 10g, tán nhỏ trộn với hồ dán vào nơi đau.

Chữa nhức đầu, nhức lông mày:

Cốc tinh thảo 8g, địa long (giun đất) 12g, nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ mỗi lần lấy 4g đốt lấy khói hun vào lỗ mũi bên đau
CÂY CỐC TINH THẢO DÙNG LÀM THUỐC CHỮA BỆNH VỀ MẮT, TAI, RĂNG, HỌNG THẾ NÀO?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgKHcJw8sG66y_9uHW8GVrLsTZSlH8QHQGiyrO0AlS_NsxcGFC-CT-GBGwAOnZXvM0zq3NZ0L3aKHwpOEn2OMdLtvosWQeXKzcuxbF0Qp3t3rkniBs-bObo13Xs_e1ozFBrWJPkFS3JivbF/s72-c/co-dui-trong-thuoc-vietnam.jpg
Chi Tiết
CÂY PHÈN ĐEN DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

CÂY PHÈN ĐEN DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

Còn gọi là nỗ. 
Tên khoa họcphyllanthus reticulatus poir
Thuộc họ thầu dầu euphorbiaceae.ư

A Mô tả cây.
Cây bụi cành gầy mảnh, đen nhạt, đôi khi hợp từng 2-3 cành trên cùng một đốt, dài 10-20cm. lá có hình dáng thay đổi hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược nhọn hay tù ở 2 đầu, phiến lá rất mỏng, dài 1,5-3cm, rộng 6-12mm, mặt trên màu xẩm hơn màu dưới . lá kèm hình tam giác hẹp. cụm hoa hình chùm ở nách lá, gồm 3-4 hoa đực và cái. Quả hình cầu màu đen, dài 5mm, rộng 3mm. Hạt hình ba cạnh, màu nâu nhạt, có những đốm rất nhỏ.

B. Phân bố, thái và chế biến
Rất phổ biến ở khắp nước ta. Còn thấy ở nhiều nước vùng Đông Á. Ở Nhật Bản cũng có mọc. Thường mọc hoang dại, nhưng cũng có nơi trồng để làm thuốc hay để nhuộm.
Người ta dùng vỏ thân tươi hay phơi khô. Lá cũng được sử dụng tươi hay khô.

C. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tanin. Các chất khác chưa rõ.

D. Công dụng và liều dùng
Vỏ thân có màu nâu sẫm ở phía ngoài, nâu đỏ ở mặt trong, có vị nhạt và chát, thường được dùng chữa lên đậu và tiểu tiện khò khăn, có mủ. Mỗi ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc, chia làm hai ba lần uống trong ngày. Dùng ngoài rửa không kể liều lượng.

Lá phơi khô chế thành viên dùng riêng hay phối hợp vời ít lá long não, thường xuyên tiêu ngậm chữa chảy máu chân răng. Người ta còn dùng bột lá rắc lên vết thương, vết loét cho chóng lành và chóng lên da non.
Lá tươi còn dùng chữa rắn độc cắn, nhai nát nuốt nước, bả đắp lên nơi rắn cắn
Còn gọi là nỗ. 
Tên khoa họcphyllanthus reticulatus poir
Thuộc họ thầu dầu euphorbiaceae.ư

A Mô tả cây.
Cây bụi cành gầy mảnh, đen nhạt, đôi khi hợp từng 2-3 cành trên cùng một đốt, dài 10-20cm. lá có hình dáng thay đổi hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược nhọn hay tù ở 2 đầu, phiến lá rất mỏng, dài 1,5-3cm, rộng 6-12mm, mặt trên màu xẩm hơn màu dưới . lá kèm hình tam giác hẹp. cụm hoa hình chùm ở nách lá, gồm 3-4 hoa đực và cái. Quả hình cầu màu đen, dài 5mm, rộng 3mm. Hạt hình ba cạnh, màu nâu nhạt, có những đốm rất nhỏ.

B. Phân bố, thái và chế biến
Rất phổ biến ở khắp nước ta. Còn thấy ở nhiều nước vùng Đông Á. Ở Nhật Bản cũng có mọc. Thường mọc hoang dại, nhưng cũng có nơi trồng để làm thuốc hay để nhuộm.
Người ta dùng vỏ thân tươi hay phơi khô. Lá cũng được sử dụng tươi hay khô.

C. Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tanin. Các chất khác chưa rõ.

D. Công dụng và liều dùng
Vỏ thân có màu nâu sẫm ở phía ngoài, nâu đỏ ở mặt trong, có vị nhạt và chát, thường được dùng chữa lên đậu và tiểu tiện khò khăn, có mủ. Mỗi ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc, chia làm hai ba lần uống trong ngày. Dùng ngoài rửa không kể liều lượng.

Lá phơi khô chế thành viên dùng riêng hay phối hợp vời ít lá long não, thường xuyên tiêu ngậm chữa chảy máu chân răng. Người ta còn dùng bột lá rắc lên vết thương, vết loét cho chóng lành và chóng lên da non.
Lá tươi còn dùng chữa rắn độc cắn, nhai nát nuốt nước, bả đắp lên nơi rắn cắn
CÂY PHÈN ĐEN DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg-21qHo9DstxcgJjUg9HzEckWgzHvcEVwGfncwLjo55naHo8pdLRh6cUgf4JmiV-3bnAm-LtcPKAJQF4TLXVq7a6E4bimcy0KcZuyPIJGiRszx2n6J4D3AufsjKZ8X8rabwjZaL2J6HxP7/s72-c/cay-phen-den-giokim.com-1.jpg
Chi Tiết
CÂY RAU RĂM DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

CÂY RAU RĂM DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

Còn gọi là thủy liểu, chi krassang tomhom(campuchia), phăk phèo(viêntion). 
Tên khoa học poligonum odoratum lour. 
Thuộc họ rau răm poligonaceae.

A Mô tả cây 
Cây sống hàng năm toàn thân rễ và lá vò đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Bẹ chìa ngắn chỉ đạt ¼ hay 1/5 chiều dài mỗi đốt, trên mặt có những gân chạy xong xong, dài khỏi bẹ chìa thành những lông dài hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc hoạt sếp đôi thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, ba cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.

B. Phân bố thu hái và chế biến 
Rau răm được trông ở khắp nơi nước ta chủ yếu làm gia vị. MỘt số người hái thân dùng làm thuốc, thường dùng tươi, không phải chế biến gì khác.

C. Thành phân hoá học
Toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu, hoạt chất khác chưa rõ.
Năm 1985 Rogêrmoser đã nghiên cứu tinh dầu rau răm lấy giống ở Việt nam đem về trồng ở Thụy sĩ thấy trên sắc ki khí khối phổ có tới 38 pic trong đó chủ yếu(85%) là các oldehydaliphatic và alcool.

D. Công dụng và liều dùng
Chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng làm gia vị, có người cho rằng rau răm có tác dụng dịu tình dục cho nên các người đi tu thường dùng để giảm những cơn bốc dục. ngoài ra còn có tác dụng kích thích sự tiêu hóa, kém ăn, chữa rắn cắn. Mỗi ngày dùng 15-20g thân và lá tươi.
Để chữa rắn cắn, người ta hái lấy khoảng hai mươi ngọn rau răm giã nát lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy.

Tại campuchia, rau răm được coi là 1 vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn 
Chữa hắc lào, sau quảng: cả giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rữa sạch
Còn gọi là thủy liểu, chi krassang tomhom(campuchia), phăk phèo(viêntion). 
Tên khoa học poligonum odoratum lour. 
Thuộc họ rau răm poligonaceae.

A Mô tả cây 
Cây sống hàng năm toàn thân rễ và lá vò đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao 35-40cm. Lá đơn mọc so le, hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Bẹ chìa ngắn chỉ đạt ¼ hay 1/5 chiều dài mỗi đốt, trên mặt có những gân chạy xong xong, dài khỏi bẹ chìa thành những lông dài hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc hoạt sếp đôi thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, ba cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.

B. Phân bố thu hái và chế biến 
Rau răm được trông ở khắp nơi nước ta chủ yếu làm gia vị. MỘt số người hái thân dùng làm thuốc, thường dùng tươi, không phải chế biến gì khác.

C. Thành phân hoá học
Toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu, hoạt chất khác chưa rõ.
Năm 1985 Rogêrmoser đã nghiên cứu tinh dầu rau răm lấy giống ở Việt nam đem về trồng ở Thụy sĩ thấy trên sắc ki khí khối phổ có tới 38 pic trong đó chủ yếu(85%) là các oldehydaliphatic và alcool.

D. Công dụng và liều dùng
Chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng làm gia vị, có người cho rằng rau răm có tác dụng dịu tình dục cho nên các người đi tu thường dùng để giảm những cơn bốc dục. ngoài ra còn có tác dụng kích thích sự tiêu hóa, kém ăn, chữa rắn cắn. Mỗi ngày dùng 15-20g thân và lá tươi.
Để chữa rắn cắn, người ta hái lấy khoảng hai mươi ngọn rau răm giã nát lấy nước uống. Bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy.

Tại campuchia, rau răm được coi là 1 vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn 
Chữa hắc lào, sau quảng: cả giã nát, thêm rượu vào, bôi lên nơi hắc lào, chốc lở đã rữa sạch
CÂY RAU RĂM DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhAoXke_GacwLGAOIg3r64PIkvqfVlIWcUvtF0I3HPonzfxSsMmCJ_Xf0d6jyKlEeXNBDxKDYUjhFku-2mTUnc-OlfrxvqtuUQe0wIcJI_MTNheEORb1Ypmn6VF_AFo2Nlf5XGD4HXh9sw-/s72-c/cay-rau-ram-giokim.com-123.jpg
Chi Tiết
CÂY CÀ GAI LEO DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

CÂY CÀ GAI LEO DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?

Còn gọi là cà quýnh, cà quánh , trap khar (campuchia), blou xit (lào). 
Tên khoa học Solanum procumbens Lour.(Solanum hainanense hance).
Thuộc họ cà Solanaceae.




A. Mô tả cây
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, thân dài 0,60-1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xoè rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mét nguyên hay hơi lượn và khía thùy, hai mặt, nhất là mặt dưới phủ lông trắng nhạt, phiến dài 3-4cm rộng 12-20cm, có gai, cuống dài 4-5cm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, hợp thành sim gồm 2-5 hoa. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng, bóng, nhẵn, đường kính 5-7mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4mm, rộng 2mm.

B phân bố thu hái và chế biến
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh miền bắc, tới huế, ở Lào và Campuchia cũng có. Thường người ta đào rễ quanh năm, rữa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phai chế biến gì khác

C thành phân hóa học
Toàn cây và nhiều nhất ở rễ có ancaloit. Trong rễ còn có tinh bột, sabonozit, flavonozit solasodin, solasodinon…

D công dụng và liều dùng
Có nơi nông dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Khi say rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ, ngoài ra còn chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên chỗ bị rắn cắn
Còn gọi là cà quýnh, cà quánh , trap khar (campuchia), blou xit (lào). 
Tên khoa học Solanum procumbens Lour.(Solanum hainanense hance).
Thuộc họ cà Solanaceae.




A. Mô tả cây
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, thân dài 0,60-1m hay hơn, rất nhiều gai, cành xoè rộng, trên phủ lông hình sao. Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mét nguyên hay hơi lượn và khía thùy, hai mặt, nhất là mặt dưới phủ lông trắng nhạt, phiến dài 3-4cm rộng 12-20cm, có gai, cuống dài 4-5cm. Hoa tím nhạt, nhị vàng, hợp thành sim gồm 2-5 hoa. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng, bóng, nhẵn, đường kính 5-7mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4mm, rộng 2mm.

B phân bố thu hái và chế biến
Cây cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi tại các tỉnh miền bắc, tới huế, ở Lào và Campuchia cũng có. Thường người ta đào rễ quanh năm, rữa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phai chế biến gì khác

C thành phân hóa học
Toàn cây và nhiều nhất ở rễ có ancaloit. Trong rễ còn có tinh bột, sabonozit, flavonozit solasodin, solasodinon…

D công dụng và liều dùng
Có nơi nông dân coi như có tác dụng chữa say rượu. Khi say rượu thỉnh thoảng sát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say rượu. Nếu bị say uống nước sắc của rễ, ngoài ra còn chữa bệnh lậu. Mỗi ngày uống từ 16-20g rễ khô dưới dạng sắc.
Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: nhai rễ nuốt nước, bã đắp lên chỗ bị rắn cắn
CÂY CÀ GAI LEO DÙNG LÀM THUỐC ĐẮP VẾT THƯƠNG RẮN RẾT CẮN THẾ NÀO?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEibWOZwyyetnogo1PBwGyFjIi9e8ZdhIu5uqT1mTwh-BARhNGr-7QbMSsSCktVSTs-AbgM5T04wkmI3egKAC0xRUthwCn1vaMla5W8fBiQZqy8K6Lv1LVjBMDY3Mdu7HcKbkDU1ak2xNy8H/s72-c/quang-nam-ro-tin-don-cay-ca-gai-leo-chua-ung-thu-giokim.com-1.jpg
Chi Tiết
CÂY THANH LONG DÙNG LÀM THUỐC NHUẬN TRÀNG THẾ NÀO?

CÂY THANH LONG DÙNG LÀM THUỐC NHUẬN TRÀNG THẾ NÀO?


Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). 
Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose.
Thuộc họ xương rồng Cactaceae.

A. Mô tả cây
Thanh long có thân bò với 3 cánh dẹt, màu xanh lục nhạt, nhiều lá đài và cánh hoa dính vào nhau thành ống. nhiều tiểu nhụy, bầu hạ cho quả thịt với lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi với những phiến hoa còn lại. quả dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. sau lớp vỏ hơi dầy mầu đỏ là phần thịt mầu trắng xanh với nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt vừng. ăn mát và ngọt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thanh long chỉ mới thấy được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiều nhất ở vùng Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long An. không mọc ở những nơi lạnh. Mùa quả vào các tháng 6-9. Mặc dầu thanh long chỉ ăn tươi, nhưng do quả có lớp vỏ tương đối dầy, để tương đối lâu không bị hư thối nên không những được sử dụng trong nước, mà còn xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, một ít sang Pháp, Úc, đặc biệt năm 1989-1990 giá tăng cao nên nông dân các tỉnh trên tích cực trồng để lấy quả xuất khẩu phải đạt trọng lượng 300g trở lên. những quả nhỏ hơn chỉ tiêu thụ trong nước. muốn trồng thanh long phải chọn hom trồng ở những cây thanh long có 3-5 tháng tuổi. chọn hom từ các cành đã có trái. trồng 6 hom trên một nọc (cây tựa cho thanh long leo), khoảng cách giữa các nọc là 3x3m. hàng năm bón mỗi nọc một gánh (40kg) phân chuồng chia làm 3 lần: đầu mùa mưa, cuối mùa mưa và giữa mùa nắng. thanh long trổ hoa chỉ một đêm là tàn. từ khi trổ hoa đến khi trái chín là 25 ngày. từ khi trái hơi chín đến chín ăn ngon là 10-15 ngày. mùa chín thanh long ở Ninh Thuận, Bình Thuận tháng 6-7. nếu trồng tốt, mỗi nọc cho 200-250 trái, trong đó 50-60% nặng từ 400g trở lên.


C. Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. sơ bộ chúng tôi thấy có nhiều chất nhầy (Đỗ Tất Lợi).

D. Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy sử dụng trong nhân dân làm quả ăn tươi cho mát, đỡ khát nước, rất tốt đối với những người nhiều rôm sẩy, táo bón

Còn gọi là cây mắt rồng, oeil de dragon (Pháp). 
Tên khoa học Hylocereus undulatus (Haw.) Britt & Rose.
Thuộc họ xương rồng Cactaceae.

A. Mô tả cây
Thanh long có thân bò với 3 cánh dẹt, màu xanh lục nhạt, nhiều lá đài và cánh hoa dính vào nhau thành ống. nhiều tiểu nhụy, bầu hạ cho quả thịt với lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi với những phiến hoa còn lại. quả dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. sau lớp vỏ hơi dầy mầu đỏ là phần thịt mầu trắng xanh với nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt vừng. ăn mát và ngọt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thanh long chỉ mới thấy được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiều nhất ở vùng Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang, một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long An. không mọc ở những nơi lạnh. Mùa quả vào các tháng 6-9. Mặc dầu thanh long chỉ ăn tươi, nhưng do quả có lớp vỏ tương đối dầy, để tương đối lâu không bị hư thối nên không những được sử dụng trong nước, mà còn xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, một ít sang Pháp, Úc, đặc biệt năm 1989-1990 giá tăng cao nên nông dân các tỉnh trên tích cực trồng để lấy quả xuất khẩu phải đạt trọng lượng 300g trở lên. những quả nhỏ hơn chỉ tiêu thụ trong nước. muốn trồng thanh long phải chọn hom trồng ở những cây thanh long có 3-5 tháng tuổi. chọn hom từ các cành đã có trái. trồng 6 hom trên một nọc (cây tựa cho thanh long leo), khoảng cách giữa các nọc là 3x3m. hàng năm bón mỗi nọc một gánh (40kg) phân chuồng chia làm 3 lần: đầu mùa mưa, cuối mùa mưa và giữa mùa nắng. thanh long trổ hoa chỉ một đêm là tàn. từ khi trổ hoa đến khi trái chín là 25 ngày. từ khi trái hơi chín đến chín ăn ngon là 10-15 ngày. mùa chín thanh long ở Ninh Thuận, Bình Thuận tháng 6-7. nếu trồng tốt, mỗi nọc cho 200-250 trái, trong đó 50-60% nặng từ 400g trở lên.


C. Thành phần hoá học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. sơ bộ chúng tôi thấy có nhiều chất nhầy (Đỗ Tất Lợi).

D. Công dụng và liều dùng
Chỉ mới thấy sử dụng trong nhân dân làm quả ăn tươi cho mát, đỡ khát nước, rất tốt đối với những người nhiều rôm sẩy, táo bón
CÂY THANH LONG DÙNG LÀM THUỐC NHUẬN TRÀNG THẾ NÀO?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj4-7g9xmDcik1hdhhyphenhyphenUZ9UQrE1OfFm6S7gP7ogIwgq-OHpjYEGizR_9lI5ZGVYBgv_o88JW1cKHdISctLnF1meAQ_KvSVyqe7fX5pPFirs9zixxXGbip7YHuEZ_138Ll6XoORalWq6tgoo/s72-c/1_tau_ten_lua_Molnya_soha.vn-giokim.com.JPG
Chi Tiết
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Thuốc Việt Nam - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger