Táo bón - bệnh không đơn giản

Táo bón - bệnh không đơn giản


Khi gặp hiện tượng táo bón, đa số người cho rằng nó không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự điều trị vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị bệnh trĩ, sa niêm mạc trực tràng...


Cũng giống như nhiều bệnh nhân khác, anh T. đến phòng khám tiêu hóa với triệu chứng táo bón kéo dài, đã dùng nhiều loại thuốc nhuận tràng nhưng bệnh không khỏi, đến khi thấy mỗi lần đi ngoài bị chảy máu, anh mới đi gặp bác sĩ...

Theo BS Nguyễn Bạch Đằng, tuy táo bón chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Nếu để hiện tượng này kéo dài và không được điều trị đúng sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề.



Táo bón ở trẻ nhỏ

Các nghiên cứu hiện đại cho biết, nguyên nhân gây táo bón như mất nước do sốt cao, hậu phẫu gây ra tình trạng mất nước. Một số bệnh nhân bị mắc táo bón do dùng các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine, oxycodone; các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene, imipramine; các thuốc chống động kinh như phenytoin và carbamazepine..., hay có thói quen xấu như “nhịn” đi đại tiện. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi đại tiện thường xuyên sẽ dẫn đến táo bón. Chế độ ăn ít chất xơ cũng là một nguyên nhân nữa gây nên táo bón. Táo bón - bệnh không đơn gián

Vậy nên làm thế nào để xử trí kịp thời?
Ngoài một số nguyên nhân gây táo bón do ăn uống, lối sống..., người bị táo bón cần đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
+ Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

+ Nếu do ăn uống không hợp lý cần cải thiện việc ăn uống, ăn nhiều chất xơ, chất bã, uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ ngày), ăn thêm các sản phẩm nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, khoai lang, mướp..., kiêng uống trà đặc, cà-phê, rượu.

+ Nếu do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì cần khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn, không mót cũng đi đại tiện đúng giờ để tạo lập dần phản xạ đi ngoài.



Táo bón ở người lớn

Cuối cùng là việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tùy theo cơ chế tác dụng đó là: chất xơ và chất nhầy (sợi thức ăn, thạch agar agar), thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (dầu vaselin hoặc paraphin), các thuốc nhuận tràng thẩm thấu (forlax, fortrans). Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động (phenolphtalein, bisacodyl), thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ (thuốc đạn glycerin, thuốc đạn có bysacodyl), khi sử dụng các thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc này không được dùng quá một tuần.

Thói quen tốt là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.Nên ăn uống như thế nao khi bị bệnh trĩ.

TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Bệnh viện Nhân Dân 115


Xem Thêm:

Related product you might see:

Share this product :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Thuốc Việt Nam - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger